Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong trường MN Thanh Thuỳ Năm học 2024 - 2025

KẾ HOẠCHỨng dụng công nghệ thông tin trong trường MN Thanh ThuỳNăm học 2024 - 2025

Số kí hiệu Số: 163/KH-MNTT
Ngày ban hành 26/09/2024
Ngày bắt đầu hiệu lực 26/09/2024
Thể loại Kế hoạch
Lĩnh vực Lưu
Cơ quan ban hành Trường mầm non Thanh Thùy
Người ký Nguyễn Thị Thưởng

Nội dung

 

       UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   TRƯỜNG MN THANH THÙY                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  163/KH-MNTT                              Thanh Thuỳ , ngày 26 tháng 9 năm 2024
KẾ HOẠCH
Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường MN Thanh Thuỳ
Năm học 2024 - 2025
 
 

Thực hiện kế hoạch số 589/KH-GDĐT ngày 19/9/2024 của PGD&ĐT Thanh Oai về ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025;
Căn cứ kế hoạch số 130/KH-MNTT ngày 6/9/2024 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của nhà trường.
Trường MN Thanh Thuỳ xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành giáo dục gồm: Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục giai đoạn 2021 - 2026 và định hướng đến năm 2030”; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025.
Tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, quản trị, dạy, học và nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; tiếp tục xây dựng kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành.
Đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị Nhà trường, tích hợp không gian làm việc số trong nhà trường. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trên hệ thống thông tin quản lý ngành với nhà trường, kết nối đầy đủ, toàn diện các dữ liệu với các đơn vị, ngành và Thành phố phục vụ công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý GD&ĐT.
Tăng cường các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT.
Xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho dữ liệu điện tử chứa các bài giảng E-learning, bài giảng điện tử của trường để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập mọi nơi, mọi lúc của giáo viên và đổi mới, sáng tạo trong dạy học.
2. Yêu cầu
Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2024 - 2025 của nhà trường và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Triển khai việc ứng dụng CNTT vào việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ …để duy trì chương trình CS-GD trẻ theo kế hoạch của năm học đã đề ra, nhằm kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo thông tin 2 chiều.
Thực hiện XD, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT, khai thác hiệu quả CSDL phục vụ cho công tác quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá, đảm bảo thông tin hai chiều Nhà trường, giáo viên, nhân viên - Cha mẹ trẻ.
Nhà trường có đầy đủ máy tính có kết nối mạng intenet phục vụ cho công tác quản trị trường học và công tác chăm sóc GD trẻ.
Đội ngũ giáo viên tích cực tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E-learning do Phòng giáo dục phát động.
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, giải quyết 100% hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 theo quy định. Triển khai thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt, triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường.
Quán triệt 100% cán bộ, GVNV trong toàn trường thực hiện đầy đủ các nội dung công tác trọng tâm của năm học, tập trung nguồn lực cho hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường, từ cán bộ đến GVNV, gắn kết chặt chẽ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ với ứng dụng CNTT.
3. Các chỉ tiêu chính
Tiếp tục xây dựng trang Website của trường và hướng dẫn CBGVNV sử dụng trang Website của trường một cách có hiệu quả.
Thường xuyên trao đổi thông tin, văn bản qua thư điện tử giữa nhà trường với PGD&ĐT Thanh Oai, Phòng Nội vụ Thanh oai và các trường trong Huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện tốt việc sử dụng intenet phục vụ cho việc quản lý nhân sự và CS&GD trẻ.
Phấn đấu 100% cán bộ, GVNV trong trường biết sử dụng máy vi tính, phần mềm CSND, GD trẻ, soạn bài và soạn thảo các văn bản trên máy vi tính, biết ứng dụng và sử dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy, thường xuyên áp dụng CNTT vào trong các hoạt động của trẻ hàng ngày.
Phấn đấu 95% GV trong trường biết cách soạn giáo án điện tử để trình chiếu trên powpoint và áp dụng CNTT vào trong tất cả các hoạt động của trẻ, khuyến khích những GV có tay nghề và sử dụng CNTT thành thạo thiết kế bài giảng E-learning, bài giảng điện tử để xây dựng kho học liệu điện tử của trường.
100% giáo viên dạy giỏi ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy.
Phổ cập trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT cho 100% cán bộ quản lý GVNV trong nhà trường.
Phấn đấu mỗi giáo viên tự xây dựng được ít nhất 7-10 bài giảng điện tử/ năm học, góp phần xây dựng kho học liệu điện tử của trường, của ngành.
Sử dụng tốt phần mềm quản lý: CS nuôi dưỡng, kế toán, phổ cập GD, tuyển sinh, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý giáo dục, phần mềm tự kiểm định chất lượng, QL học liệu điện tử.
Phấn đấu thực hiện xây dựng triển khai giải pháp tiến tới việc thực hiện thu phí không dùng tiền mặt trong nhà trường theo hướng dẫn của Sở GDĐT.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra đánh giá
Tăng cường xây dựng học liệu số (bao gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, ..; đóng góp học liệu và khai thác sử dụng hiệu quả kho học liệu dùng chung của ngành trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Tăng cường đẩy mạnh khai thác hệ thống http://study.hanoi.edu.vn và ứng dụng truyền thông của ngành theo công văn số 4427/SGDĐT-VP ngày 16/12/2020 của sở GD&ĐT về việc đôn đốc triển khai phần mềm truyền thông giáo dục hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành GD&ĐT, nhằm tăng cường sự tương tác giữa gia đình và Nhà trường, hỗ trợ giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, kiểm tra, đánh giá và phối hợp với gia đình học sinh trong triển khai các HĐ chăm sóc và giáo dục trẻ, tăng cường hoạt động kết nối trực tuyến giữa giáo viên với cha mẹ trẻ.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên; ưu tiên bồi dưỡng các nội dung gắn với thực tế công việc như: Ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Rà soát, đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bổ sung máy tính đáp ứng yêu cầu các hoạt động dạy và học.
Tiếp tục triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện, tài nguyên phục vụ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
Khuyến khích giáo viên lựa chọn các phần mềm miễn phí phù hợp, để XD các hoạt động, bài giảng. Đồng thời, tích cực đóng góp tài nguyên để XD nội dung kho học liệu điện tử của Nhà trường, của ngành, phát huy vai trò của Tổ chuyên môn trong đánh giá, lựa chọn học liệu trước khi đưa vào sử dụng ở Nhà trường, tích cực tham gia các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử do các cấp phát động.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng hoạt động học của trẻ. Giáo viên có thể chủ động tự chọn tài liệu và sử dụng phần mềm quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch, mục tiêu giáo dục, lựa chọn ngân hàng, soạn giáo án và kiết xuất từ phần mềm kế hoạch giáo dục. Nhà trường cần giúp cho đội ngũ giáo viên nhận thức được CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tránh lạm dụng CNTT trong quá trình giảng dạy như: Nội dung trình chiếu không phù hợp, thời gian trình chiếu nhiều, âm thanh ồn ào, quá nhiều màu sắc, hiệu ứng chuyển động không cần thiết, kích thước chữ quá nhỏ.
Hướng dẫn giáo viên biết khai thác kho bài giảng E-Learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn, của Sở GD&ĐT tại  http://elearning.hanoiedu.vn;
Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử” do nhà trường phát động với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự xây dựng ít nhất 3 đến 5 bài giảng điện tử”. Đồng thời, huy động giáo viên tích cực tham gia đóng góp các bài trình chiếu, bài giảng E-Learning về nhà trường để XD “Thư viện giáo án điện tử” trên Website của trường tại địa chỉ mnthanhthuy.thanhoai.edu.vn/
2. Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn môi trường giáo dục số nhà trường.
2.1. Chuyển đổi số trong quản trị nhà trường và xây dựng cơ sở dữ liệu về GD
Duy trì hệ sinh thái quản trị Ngành GD&ĐT và nhà trường tại địa chỉ https://csdl.hanoi.edu.vn kết nối dữ liệu ngành GD&ĐT đảm bảo 100% CSGD thực hiện các phân hệ: quản lý người học (hồ sơ, kết quả quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe), quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất (trong đó có danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, phòng học, nước sạch, công trình vệ sinh), y tế học đường, thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
Tiếp tục triển khai cung cấp chữ ký số cá nhân cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ, sổ sách chuyên môn tích hợp chữ ký số cá nhân trong các trường học tiến tới mục tiêu quản lý chuyên môn không sử dụng giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường tại https://hsdttruong.qlgd.edu.vn.
Tiếp tục triển khai cung cấp hệ thống kiểm định chất lượng tại: http://kdcl.hanoi.edu.vn phục vụ chuyển đổi số trong công tác kiểm định chất lượng tại nhà trường, tiến tới mục tiêu quản lý kiểm định chất lượng không sử dụng giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.
Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về cơ sở dữ liệu GD&ĐT, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:
+ Tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT, kết nối với các cơ sở dữ liệu GD&ĐT (CSDL về mầm non, cơ sở vật chất và chuyển đổi số), cơ sở dữ liệu dân cư nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý GD.
+ Tổ chức cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT; Đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh cuối cấp, thông tin của học sinh phục vụ tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10).
+ Duy trì nề nếp trong việc cập nhật thông tin điều hành của ngành, phổ biến đến CBGVNV cổng thông điện tử của Sở GD&ĐT tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn; Cổng thông tin điên tử của hòng GD&ĐT huyện Thanh Oai; Cập nhật kịp thời, chính xác thông tin cán bộ quản lý của nhà trường trên danh bạ điện tử của Ngành tại địa chỉ http://danhba.hanoi.edu.vn.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống quản lý tuyển sinh trực tuyến, phần mềm quản lý phổ cập GD, đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý giáo dục một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từ Nhà trường đến Phòng GDĐT
Tổ chức sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại đơn vị theo quy định tại Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05/10/2020 của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục triển khai, duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT với nhà trường, thường xuyên kiểm tra hoạt động cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử, đảm bảo thông tin chính xác, phù hợp với định hướng truyền thông của ngành.
Tiếp tục thực hiện ứng dụng phần mềm trực tuyến trong lập, quản lý kế hoạch công tác, đánh giá xếp loại công chức, viên chức, người lao động hàng tháng.
Tổ chức đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và bền vững của tất cả các phần mềm quản lý (Quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý nuôi dưỡng, quản lý phổ cập, công tác tuyển sinh, kiểm định chất lượng…).
2.2. Tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, trong đó ưu tiên một số dịch vụ
Tập trung triển khai 03 nhóm dịch vụ công trực tuyến, toàn trình liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Áp dụng giải pháp thanh toán học phí và các khoản thu bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL Ngành
3. Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT. Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT một cách hiệu quả và thiết thực
Nhà trường tăng cường đầu tư các thiết bị CNTT phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý của nhà trường và công tác giảng dạy của giáo viên một cách hiệu quả và thiết thực, cụ thể:
Đồng thời sử dụng nhiều nhà mạng khác nhau để đảm bảo chất lượng và sự ổn định khi sử dụng dịch vụ Internet vào hoạt động quản lý tài chính, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục... Đầu tư thiết bị bảo mật (tường lửa, kiểm soát truy cập - IPS,...) cho hệ thống mạng và phần mềm bản quyền cho máy tính của các phòng ban trong nhà trường;
Tăng cường đầu tư cho hạ tầng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của nhà trường; đảm bảo kết nối Interet (có dây hoặc không dây) đến từng phòng học trong nhà trường;
Rà soát, xây dựng kế hoạch để chủ động trong việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, trang bị hệ thống máy tính cho các lớp trong toàn trường và các hạ tầng thông tin khác phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy trong chương trình GDMN mới. Đồng thời khuyến khích GV tự trang bị máy tính cá nhân có kết nối mạng Internet, hướng dẫn giáo viên khai thác thông tin phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Trang bị thêm các thiết bị điện tử kỹ thuật số khác phục vụ cho giảng dạy như: máy quét ảnh, máy ảnh số, bảng thông minh, tập trung đầu tư máy tính, máy in và kết nối mạng Internet với mục tiêu chủ yếu là phục vụ công tác quản lý, đảm bảo thông tin liên lạc và giúp GV bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; XD mô hình thông tin giáo dục tập trung để cung cấp cho GVNV khai thác và sử dụng.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT có cài đặt thiết bị hệ thống phần mềm (phần cứng, phần mềm, webiste...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên về kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng các phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng...
4. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường:
Quan tâm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet; Kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT.
Tổ chức quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT.  Tổ chức có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng theo hướng thiết thực, cập nhật, ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở, khai thác thông tin trên Internet, giới thiệu những địa chỉ hay, có ích với giáo viên.
Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về ứng dụng CNTT cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên độ tuổi dưới 45 tuổi. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các kỹ năng cơ bản: Soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, XD bài giảng điện tử, thiết kế bài giảng E-learning, phần mềm quản lý GD để hỗ trợ công tác giảng dạy..., biết ứng dụng CNTT trong công tác, giảng dạy.
Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo từng khối để trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm áp dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
5. Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong nhà trường
Phân công lãnh đạo phụ trách đồng chí Đ/c Vũ Thị Thanh Phúc - PHT, đ/c Nguyễn Thị Thùy, đ/c Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan và đ/c Nguyễn Thị Minh Thảo, đ/c Hoàng Thanh Huyền, đ/c Nguyễn Thị Trang là GV, NV phụ trách CNTT trong nhà trường có trình độ chuyên môn CNTT vững vàng. Mỗi tổ, khối chuyên môn có ít nhất 01 giáo viên nòng cốt biết ứng dụng thành thạo CNTT trong giảng dạy. Cụ thể:
+ Khối 5 tuổi: Đ/c Hoa.
+ Khối 4 tuổi: Đ/c Lan.
+ Khối 3 tuổi: Đ/c Thuỳ.
+ Khối Nhà trẻ : Đ/c Thảo.
+ Tổ nuôi dưỡng: Đ/c Trang.
+ Tổ hành chính: Đ/c Huyền (kế toán).
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong Nhà trường, phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu: đồng chí Vũ Thị Thanh Phúc (PHT) và một giáo viên: đồng chí Nguyễn Thị Thùy (GV) đảm nhận vị trí việc làm CNTT (vị trí việc làm theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT) làm đầu mối theo dõi, phụ trách.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được.
3. Xây dựng, cập nhật quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng hệ thống CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống, triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; xây dựng các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân làm tốt; có nhắc nhở, phê bình những cá nhân chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
4. Tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên và CBQL được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục hiện nay.
5. Nhà trường cân đối nguồn ngân sách được cấp để tiếp tục đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, đào tạo nhân lực CNTT phục vụ cho công tác quản lý giảng dạy của nhà trường; Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT (theo Thông tư số 03/2020/TT-BGDĐT ngày 24/02/2020 và Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).
6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường để có biện pháp thúc đẩy kịp thời.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
+ Tháng 9/2024: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về CNTT, báo cáo điện tử và thông tin lãnh đạo, cán bộ phụ trách CNTT về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/10/2024.
Triển khai phần mềm quản lý các khoản thu không sử dụng tiền mặt và phần mềm quản lý hồ sơ chuyên môn tới CBGVNV và PHHS.
+ Tháng 10/2024 đến tháng 01/2025: Kiểm tra các hoạt động về CNTT của GV để bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên sử dụng CNTT, thiết kế bài giảng điện tử và bài giảng E-Learning.
Phát động triển khai cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E-learning trong toàn trường để lựa chọn các bài đạt giải cao để khen thưởng.
Tiếp tục bồi dưỡng về CNTT cho GVNV trong trường.
Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số sau khi kết thúc học kỳ I và gửi về Phòng GD&ĐT qua bộ phận CNTT để tổng hợp trước ngày 25/01/2025.
Tháng 02/2025 đến tháng 5/2025: Tiếp tục kiểm tra các hoạt động về CNTT của GVNV để bồi dưỡng, giúp đỡ, nâng cao trình độ sử dụng CNTT của GVNV phục vụ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Tổ chức đánh giá, tổng kết triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025. Lập báo cáo đánh giá và tự chấm điểm tiêu chí thi đua năm học về công tác thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT của trường gửi về PGD&ĐT qua bộ phận CNTT để tổng hợp trước ngày 25/5/2025.
+ Tháng 6-7-8-9/2025: Tiếp tục bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, GVNV trong trường, xây dựng kế hoạch năm học mới 2025 - 2026.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT của trường Mầm non Thanh Thuỳ năm học 2024 – 2025, đồng thời triển khai tới toàn thể cán bộ GVNV trong trường, kiểm tra, đánh giá xếp loại từng cá nhân theo các tiêu chí thi đua và nhiệm vụ năm học đã đề ra, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của từng lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo kịp thời cho cán bộ phụ trách CNTT – đồng chí Nguyễn Thị Thùy hoặc lãnh đạo phụ trách CNTT nhà trường để được hướng dẫn.
                                                        
Nơi nhận :
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c) ;
- Trường MNTT (để t/h) ;
- Lưu VP./.
z5892783886032 38f57cc4c7109ba614a4c781d98bf17d removebg preview

 

 

Các văn bản cùng thể loại "Kế hoạch"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây