Kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng Năm học 2024 - 2025.

Kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng Năm học 2024 - 2025.

Số kí hiệu Số 143 /KHND- MNTT
Ngày ban hành 10/09/2024
Ngày bắt đầu hiệu lực 10/09/2024
Thể loại Kế hoạch
Lĩnh vực Lưu
Cơ quan ban hành Trường mầm non Thanh Thùy
Người ký Nguyễn Thị Tuyến

Nội dung

 

UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN THANH THÙY           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 143 /KHND- MNTT Thanh Thùy, ngày 10 tháng 9 năm 2024.
                                                            
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Năm học 2024 - 2025.

Thực hiện Kế hoạch Số 130/KH-MNTT ngày 6/9/2024 của Trường MN Thanh Thùy về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025; Căn cứ tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, Ban giám hiệu trường Mầm non Thanh Thuỳ xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2023-2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương luôn tạo điều kiện cho nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Nhà trường trang bị đủ đồ dùng phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Các cô nuôi nhiệt tình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Khó khăn:
- Tuy trang thiết bị của trường đầy đủ nhưng một số trang thiết bị, đồ dùng được đầu tư từ lâu đã hư hỏng.
II . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhằm thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng mà kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của nhà trường đề ra.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Giảm tỷ lệ SDD còn dưới 2%. TC còn dưới 2,5%. Hạn chế tỉ lệ trẻ béo phì xuống mức thấp nhất.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nhà bếp gọn gàng, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, sạch sẽ đảm bảo theo quy trình bếp một chiều.
 - Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 - Đảm bảo an toàn cho trẻ về tinh thần và thể chất.
III. NỘI DUNG
 
  1. Thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Xác định kiến thức cho nhân viên nuôi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- 100% nhân viên tham gia học tập các lớp bồi dưỡng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng do phòng Giáo dục tổ chức.
- Điều chỉnh thực đơn phù hợp, đảm bảo calo và cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Duy trì tỷ lệ các chất dinh dưỡng ở mức Nhà trẻ: P: 13% - 20%; L: 30% - 40%; G: 47 - 52%, calo: 600 - 651 kcal. Mẫu giáo: P: 13% - 20%; L: 25% - 35%; G: 52 - 60%, calo: 615 - 726 kcal
- Thực hiện đúng việc giao nhận thực phẩm: thực phẩm tươi ngon, đủ số lượng. Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cập nhật đầy đủ, thường xuyên hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng nhà bếp.
- Yêu cầu thức ăn phải đảm bảo đúng giờ, mùi vị hấp dẫn, màu sắc đẹp, trẻ ăn hết xuất.
- Yêu cầu thực hiện đúng dây chuyền phân công, luôn gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, thực hiện đúng VSATTP làm đâu sạch đấy trong và ngoài bếp.
- Quản lý thực phẩm chặt chẽ từ khâu tiếp nhận đến khâu chế biến thành thức ăn chín, lưu nghiệm mẫu thức ăn 24/24 giờ.
 - Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức buffet cho trẻ 2 lần/năm theo phong cách ẩm thực và món ăn khác nhau của vùng miền, các nước trong khu vực và các nước phương tây....
          2. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
          - Lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm có đầy đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, nhằm đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh ATTP trong nhà trường hồ sơ năng lực, uy tín, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, phương thức giao hàng phù hợp đúng thời gian, đủ số lượng (Cụ thể nhà trường thực hiện ký kết với các nhà cung ứng sau: Công ty cổ phần thực phẩm Thế Công; bà Nguyễn Thị Yên cung cấp hải sản; Công ty TNHH Phú An; Công Ty TNHH TM&DV ĐT Bảo Hưng - Giám đốc: Nguyễn Văn Quang ….)
           - Dụng cụ chế biến thực phẩm là nguồn lây dễ và nhanh nhất nên cần giữ gìn sạch sẽ, hệ thống bàn chế biến, chia ăn luôn được đặt ở vị trí thuận tiện, mặt bàn luôn khô ráo.
          - Đảm bảo quy trình chế biến bếp 1 chiều không để thực phẩm sống chín lẫn lộn, thực phẩm chế biến xong không quay lại nơi sơ chế. Đồ dùng chứa đựng thực phẩm sống, chín phải để riêng.
          - Phối hợp tốt với giáo viên trong việc giao nhận thực phẩm, phát huy vai trò của giáo viên trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm khi tổ chức giờ ăn cho trẻ.
          - Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát của cha mẹ học sinh, ban thanh tra nhân dân trong việc giao nhận thực phẩm, trong tổ chức giờ ăn cho trẻ.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức.
- Lưu mẫu thức ăn theo thực đơn đúng khối lượng, thời gian, dán nhãn, ký đầy đủ
3. Công tác y tế trường học
          - Nhân viên y tế cân đo trẻ theo quy định. Trẻ suy dinh dưỡng cân 1 tháng/1 lần. Chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ. Phối hợp với trung tâm y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ.
        - Giáo viên giặt khăn hằng ngày, vệ sinh lớp, lau sàn hằng ngày. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi hằng tuần. Tổng vệ sinh vào sáng thứ 6 hằng tuần. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi, lau sàn, bàn ghế bằng dung dịch cloramin B theo định kì để phòng tránh dịch bệnh tay – chân – miệng, dịch sốt xuất huyết

- Nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, thường xuyên kiểm tra và dự giờ Hoạt động vệ sinh ở các lớp. Kiểm tra các góc tuyên truyền ở các lớp, nhắc nhở, bổ sung các nội dung phòng tránh bệnh theo mùa cho trẻ kịp thời.
        - Nhân viên y tế có kế hoạch phòng chống dịch bệnh  trong nhà trường.

4. Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
        - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ an toàn về tính mạng và tinh thần bằng cách luôn quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trẻ luôn ở trong tầm mắt của giáo viên.
         - Tăng cường dạy trẻ các kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh trước các mối nguy cơ nguy hiểm. Thường xuyên cho trẻ thực hành các kỹ năng này.

- Tuyên truyền đến phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Bằng các hình ảnh, video, pano, áp phích hay các tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống, trong trường, lớp.
5. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì
- 100% trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi được cân đo hàng tháng và chấm biểu đồ theo dõi trẻ. Phối hợp với cô nuôi khống chế các trường hợp cháu thừa cân để không xảy ra hiện tượng béo phì. Thường xuyên theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân kết hợp với cô nuôi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
- Giáo viên, nhân viên phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho  trẻ (Có thực đơn riêng cho trẻ bị SDD, béo phì, thấp còi): tăng dưỡng chất trong khẩu phần ăn của các cháu, không xâm phạm khẩu phần ăn của trẻ. Tuyên truyền và áp dụng: Những thức ăn cần hạn chế, những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp lý đối với những trẻ này.
- Rèn trẻ trong giờ ăn, ăn hết xuất, không nói chuyện trong khi ăn, không làm vãi cơm, vãi thức ăn ra bàn. Ăn xong biết xúc miệng, tự cất dọn đồ dùng của mình.
6. Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác CSND.
          Kiểm kê tài sản các lớp, nhà bếp ngay khi có kế hoạch đón trẻ đến trường để có kế hoạch tham mưu đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng mua bổ sung đồ dùng trang thiết bị nhà bếp và đồ dùng phục vụ bán trú ở các nhóm lớp như: Màn, phản ngủ, chăn chiếu, bình đựng nước, giá phơi khăn, giá đựng ca cốc, xoong, dao thớt, bát tô, bát con, thìa, muôi, khay, khăn các loại...
7. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị
Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện tốt chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về “ Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập thể CBGVNV cùng nhau đoàn kết xây dựng bầu không khí thân thiện trong nhà trường, phát huy quy chế dân chủ,  thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- Thực hiện nề nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm, nâng cao đạo đức nhà giáo trong chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp.
8. Tăng cường công tác thi đua, kiểm tra chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường.
a/ Thi đua:
- Phát động 100% nhân viên trong tổ nuôi đăng ký danh hiệu thi đua, tham dự hội thi cô nuôi giỏi cấp trường, cấp huyện.
b/ Kiểm tra:
- 100% giáo viên, nhân viên được kiểm tra về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
  - Tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm, có thể xếp loại hoặc không xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra.
IV, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban giám hiệu: Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn nhân viên giao nhận thực phẩm đúng nguyên tắc.
- Nhân viên y tế: Xây dựng các kế hoạch thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ. Tham mưu với BGH nhà trường các giải pháp thực hiện tốt nội dung kế hoạch.
- Nhân viên nuôi dưỡng: Tham mưu với Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng quản lý bếp ăn, XD dây truyền làm việc của tổ nuôi hợp lý. Bảo quản sổ sách nuôi dưỡng, phối hợp với kế toán thay đổi thực đơn theo mùa phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
- Giáo viên, Ban ĐDCMHS phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường kết hợp cùng với nhà trường đưa ra các giải pháp để thực hiện công tác CSGD trẻ được tốt hơn.
 Trên đây là kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2024 - 2025 của Trường Mầm non Thanh Thùy. đề nghị CBGVNV nhà trường nghiêm túc thực hiện để nâng cao chất lượng CSND trong nhà trường.

 
Nơi nhận:
- Giáo viên, nhân viên;(Để TH)
- Lưu vp
 
PHÓ HIỆU TRƯỞNG


Nguyễn Thị Tuyến

 








































 

Các văn bản cùng thể loại "Kế hoạch"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây