Kế hoạch thực hiện công tác bán trú, đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Năm học 2024 – 2025

KẾ HOẠCHThực hiện công tác bán trú, đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Năm học 2024 – 2025

Số kí hiệu Số: 149/KH-MNTT
Ngày ban hành 12/09/2024
Ngày bắt đầu hiệu lực 12/09/2024
Thể loại Kế hoạch
Lĩnh vực Lưu
Cơ quan ban hành Trường mầm non Thanh Thùy
Người ký Nguyễn Thị Tuyến

Nội dung

 
UBND QUẬN THANH OAI
TRƯỜNG MN THANH THUỲ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 149/KH-MNTT

   
Thanh Thuỳ, ngày 12 tháng 9 năm 2024

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác bán trú, đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Năm học 2024 – 2025

Căn cứ Kế hoạch số 553/GDĐT-GDMN ngày 4tháng 9 năm 2024 của PGD&ĐT huyện Thanh Oai về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 Cấp học mầm non.
Thực hiện theo Kế hoạch số 130/KH-PGD&ĐT ngày 6 tháng 9 năm 2024 của trường MN Thanh Thuỳ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 2024 - 2025, trường mầm non Thanh Thuỳ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú, đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

       I. Mục đích yêu cầu:

        1. Mục đích:

        - Nâng cao năng lực quản lý thực hiện đúng duy định, đảm bảo chất lượng chăm sóc bán trú và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP của cán bộ quản lý, các đoàn thể, tổ chức, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh trong nhà trường.
       - Tăng cường quản lý bếp ăn tập thể, đề cao trách nhiệm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
       - Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, phấn đấu không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.

        2. Yêu cầu:

        - Thực hiện các quy định về quản lý bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên theo nguyên tắc đảm bảo an toàn ở tất cả các công đoạn của quy trình chế biến tổ chức ăn cho trẻ.

       - Tăng cường quản lý phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong công tác bán trú của nhà trường.
       - Nâng cao nhận thức, đạo đức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

        II. Nội dung và giải pháp:

       1. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông ATTP

       - Thực hiện nghiêm túc Công văn số 964/ATTP-NĐTT ngày 23/4/2020 của Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn cơ sở giáo dục; Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 quyết định ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
        - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP cho phụ huynh và trẻ tập trung vào các nội dung như vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, nhận biết sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn, điều kiện, thời gian bảo quản thực phẩm…giúp các con nhận thức và thực hành đúng về ATTP trong hiểu biết của mình. Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền các các phương tiện thông tin đại chúng; Sử dụng nhiều hình thức truyền thông có hiệu quả đưa tin về hoạt động ATTP, các vi phạm về ATTP trên các phương tiên truyền thông; tích hợp, lồng ghép trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, trò chuyên trước giờ ăn;….
      - Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, ATTP cho trẻ tại gia đình và phối hợp với nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ đảm bảo ATTP.
      - Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định trong quản lý chăm sóc nuôi dưỡng (quy trình bếp một chiều, thực hiện nhiệm vụ theo phân công dây chuyền, quản lý khẩu phần ăn; công khai minh bạch trên thực đơn, hồ sơ sổ sách, biểu bảng…)
      - Ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm với đơn vị cung cấp được thẩm định của UBND huyện
      - 100% CBQL, GV, NV tuân thủ cac quy định vệ sinh ATTP của cơ quan y tế, cơ quan quản lý trên địa bàn.
      - Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về kiến thức VSATTP do trung tâm Y tế, phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.
     - Kiểm tra, giám sát, đảm bảo 100% các nhóm lớp trong trường đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh môi trường và ATTP, hàng tháng có đánh giá, xếp loại về công tác thực hiện vệ sinh môi trường và ATTP trong nhà trường.
     - Tuyệt đối không sử dụng những người mắc bệnh trực tiếp tham gia các hoạt động tổ chức ăn uống trong nhà trường.

2. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát ngộ độc thực phẩm và

bệnh lây truyền qua thực phẩm:

      - Ban hành các văn bản chỉ đạo, ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác bán trú, đảm bảo VSATTP.
      - Thực hiện các nhiệm vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đặc biệt trong công tác bán trú, quy định trách nhiệm cho từng tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ phục vụ, tổ giám sát kiểm tra bán trú, VSATTP. Hằng ngày, BGH nhà trường theo dõi công tác bán trú, VSATTP phân công người tiếp quản thực phẩm, kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm tươi sống, giám sát khâu chế biến, chia, cấp phát thức ăn, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực hiện công tác tự kiểm tra hàng tuần, hàng tháng ghi đầy đủ biên bản kiểm tra.
     - Ban chỉ đạo và các tổ trao đổi, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những tồn tại nếu có trong khâu quản lý, phục vụ, cung ứng thực phẩm…
     - Lập, lưu trữ hồ sơ sổ sách theo quy định, cập nhật ghi chép đầy đủ hàng ngày (sổ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn trong từng hộp riêng có dán niêm phòng để trong tủ lạnh và lưu giữ đủ 24 giờ…).
     - Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý và những người liên quan về ATTP tại bếp ăn.
      - Ban chỉ đạo và tổ giám sát tăng cường kiểm tra công tác bán trú, VSATTP và kiểm soát sữa học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch…trong các khâu bếp, lớp.
     - Xây dựng kế hoạch kiểm tra ATTP đảm bảo ít nhất mỗi tháng tự kiểm tra trường mình 3 buổi trong đó: 01 buổi do BGH kiểm tra, 01 buổi do Thanh tra công đoàn KT, 01 buổi do đại diện cha mẹ học sinh KT.
      - Thực hiện chế độ báo cáo về ngộ độc thực phẩm với cơ quan chức năng tại địa phương và các cấp quản lý giáo dục ngay khi có sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (Điều 53 Luật an toàn thực phẩm và Quyết định 39/2006/QĐ- BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế về việc Ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”) và phối hợp triển khai có hiệu quả các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo phương án xử lý tình huống ngộ độc đã xây dựng.

      3. Đảm bảo điều kiện chế biến và tổ chức bữa ăn tập thể

      3.1.Về điều kiện CSVC

      - Bếp ăn đặt tại tầng 1 khô ráo thoáng khí, được sắp xếp 1 chiểu bố trí và cấu trúc đáp ứng yêu cầu ATTP: Nhận thực phẩm sơ chế rửa sạch cắt thái-> Chế biến->Thành phẩm -> phân chia -> vận chuyển về lớp -> tổ chức giờ ăn cho trẻ.
   - Kho thực phẩm: Đảm bảo an toàn, thông thoáng, có đủ giá kệ sắp xếp gọn gàng, phân theo từng loại thực phẩm có dán nhãn từng loại hàng riêng biệt. Không để hóa chất độc hại trong kho thực phẩm.
        • Bếp có nội quy, quy định về chế độ vệ sinh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn.
      • Điều kiện về thiết bị dụng cụ:
Dụng cụ: Bát thìa luôn được rửa sạch sẽ, hấp nhiệt trước khi trẻ sử dụng. Nồi chảo, rổ rá luôn giữ sạch sẽ, không đặt trực tiếp xuống đất, chỗ bẩn, ẩm ướt. Dao thớt có ký hiệu riêng và để khu sống, chín riêng.
      1. Điều kiện về nguồn nước:
        Đảm bảo sử dụng nước sạch sử dụng nước nấu ăn bằng nước đóng bình Sakura và nước uống cho học sinh. Bể chứa nước được che đậy, định kỳ nhà trường thau bể 2 lần/ năm và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định 2 lần/ năm. Sử dụng nước uống tinh khiết đóng bình có ký hợp động chặt chẽ.
      1. Điều kiện về con người:
        • Nhân viên làm việc tại bếp có bằng nấu ăn, có chứng chỉ tập huấn kiến thức về VSATTP
        • Toàn bộ tổ phục vụ bán trú không mắc các bệnh truyền nhiễm, được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm theo quy định tại các bệnh viên đa khoa.
        • Nhân viên trực tiếp chế biến luôn đảm bảo đủ bảo hộ lao động khi làm việc, phải thực hiện tốt chế độ vệ sinh cá nhân theo quy định.
        • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho người trong công tác
+ Bán trú và ATTP: Đảm bảo quy trình Vệ sinh và chất lượng bữa ăn: HP nuôi, NV nuôi dưỡng và kế toán; Kiểm soát chất lượng thực phẩm: Nhân viên Y tế;
    1. Chế độ dinh dưỡng
  • Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non theo thông tư 28/2016/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2016 của bộ GD&ĐT về việc sửa đổi. Giám sát chất lượng bữa ăn, đảm bảo chất lượng bữa ăn đủ chất, đủ lượng, ngon miệng, đẹp mắt, quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày, thực hiện chế độ ăn, thực đơn riêng của các lứa tuổi. Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý.
              - Thường xuyên kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thực phẩm của cơ sở cung ứng thực phẩm, giám sát việc thực hiện các quy định ATTP thông qua kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất bằng văn bản.
  • Đảm bảo nước uống cho học sinh đủ, vệ sinh, và phù hợp thời tiết. Lấy mẫu xét nghiệm theo định kỳ.
    1. Giáo dục kỹ năng sống và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Giáo viên lớp thực hiện giáo dục kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi trẻ: vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân: rửa tay,lau mặt, trước và sau khi ăn xúc miệng nước muối sau khi ăn…; nề nếp thói quen văn minh trong ăn uống: mời trước khi ăn, tự lấy cơm canh, sắp xếp, đồ dùng ăn uống cùng cô.
  • Làm quen với nhiều hình thức ăn: cơm xuất, Buffe…
  • Giáo dục dinh dưỡng để trẻ tự nguyện ăn nhiều loại thực phẩm, ăn hết xuất đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân.
    1. Công tác quản lý bán trú
  • Thành lập Ban chỉ đạo bán trú, lập các tổ giám sát chất lượng ATTP, tổ phục vụ bán trú. Quy định trách nhiệm cho từng tổ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hàng ngày phân công lãnh đạo nhà trường trực bán trú.
  • Rà soát thực hiện hồ sơ pháp lý, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực hợp đồng cung ứng thực phẩm theo đợt.
  • Xây dựng hệ thống tự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thực phẩm, quy trình sơ chế, chế biến, tổ chức ăn tại các lớp.
  • Giám sát chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Thực hiện tốt quy định về phòng chống sinh vật gây hại, không sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ y tế. Thực hiện chế độ tự kiểm thực 3 bước và lưu nghiệm thực phẩm 24 giờ.
  • Thực hiện các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Tuyệt đối không vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức, không sử dụng tiền ăn của trẻ vào bất cứ mục dích khác; thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, cô, trẻ, tài chính công khai hàng ngày; Lập các loại sổ sách chăm sóc bán trú theo quy định, cập nhật sổ sách hàng ngày.
- Cập nhật chứng từ tiền ăn hàng ngày, thanh quyết toán tiền ăn cuối tháng
 
             - Đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước sinh hoạt và nước uống cho trẻ
               - Có phương tiện chứa rác, ký hợp đồng thu gom rác với đơn vị thu gom chuyên nghiệp.
               - Có hệ thống phòng cháy chữa cháy, thực hiện công tác PCCC theo quy định
              - Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống tai nạn thương tích         đảm bảo an toàn cho trẻ, có kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
    • Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức thực hiện công tác bán trú, VSATTP theo hướng dẫn của cấp trên.
    • Thực hiện công tác xã hội hoá trong việc cải tạo cơ sở vật chất phục vụ tổ chức bán trú. Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
    • Tổ chức ăn trưa cho CB, GV, NV: duy trì thực đơn riêng, không trùng thực đơn của trẻ, có đủ số quản lý bữa ăn và quyết toán hàng tháng.
          - Phối hợp với các cơ quan chức năng, hội cha mẹ trẻ em giám sát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm tặng miễn phí hoặc chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, hỗ trợ nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực cổng trường học (nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, việc chấp hành các quy định về ATTP...). nếu phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo ATTP cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác minh, xử lý theo quy định.

7. Hợp đồng thực phẩm.

- Thực hiện công khai, minh bạch quy trình lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm và ký hợp đồng với các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSAT TP sau khi đã được quận thẩm định.
+ Thành lập tổ lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm gồm: BGH, CTCĐ, TT chuyên môn, TT nuôi dưỡng, đại diện CMHS và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ Xây dựng tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm đáp ứng và tuân thủ đầy đủ các điều kiện an toàn TP, làm rõ các tiêu chí về năng lực cung ứng,
     chất lượng thực phẩm, kiểm soát giá thực phẩm…
+ Thông báo công khai mời các đơn vị cung cấp thực phẩm đã được quận thông báo điều kiện.
+ Tổ chức họp lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm theo đúng quy trình.
+ Công khai các đơn vị được lựa chọn cung cấp thực phẩm cho trường.
+ Hiệu trưởng ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm sau khi có văn bản thống nhất và ủy quyền của ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Khi có thay đổi đơn vị cung cấp thực phẩm và đơn giá thì hợp thống nhất với Ban đại diện CMHS trước khi thực hiện.
  1. Công tác kiểm tra giám sát
        • Tổ kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra giám sát các điều kiện vệ sinh ATTP theo kế hoạch với hình thức định kỳ, đột xuất. Tự kiểm tra 1-2 buổi/tuần.
        • Nội dung kiểm tra: Việc sử dụng tiền ăn; giao nhận thực phẩm; chế biến; thực đơn; việc phân chia thức ăn; giáo dục kỹ năng sống và dinh dưỡng; phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì; nền nếp ăn ngủ; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh bếp dụng cụ và môi trường.
        • Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của ban TTND, công đoàn, đại diện CMHS trong giám sát giao nhận TP, chế biến và tổ chức bữa ăn, sữa uống của trẻ.

            III. Phân công thực hiện:

1. Ban chỉ đạo công tác bán trú

            BCĐ tổ chức quản lý tốt công tác bán trú, VSATTP trong nhà trường. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm.

Phối hợp tốt với chính quyền địa phương giải quyết tình trạng hàng rong không đảm bảo ATTP khu vực xung quanh trường.
Ký hợp đồng mua bán thực phẩm với các công ty đã được UBND quận phê duyệt với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và ATTP.

               Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho CB, GV, NV về các biện pháp đảm bảo ATTP để hiểu đúng, nêu cao tinh thần trách nhiệm về công tác bán trú, VSATTP.

Duy trì công tác tự kiểm tra. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp giám sát đảm bảo ATTP trong nhà trường.
Tạo điều kiện để CB, GV, NV nhà trường tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về ATTP. Tăng cường đầu tư cho công tác y tế trường học về mọi mặt đảm bảo triển khai tốt công tác phòng bệnh, sơ cấp cứu tại trường học.
Xây dựng phương án, tổ chức thực hành diễn tập xử lý tình huống xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo ngộ độc thực phẩm theo quy định.
    1. Các Tổ chuyên môn
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, trong phạm vi và lĩnh vực được phân công phụ trách phối hợp thực hiện tốt công tác bán trú, VSATTP trong nhà trường.
Thường xuyên tổ chức, tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức về bán trú, VSATTP trong nhà trường.
Tuyên truyền sâu rộng về ATTP trong trường thông qua truyền thanh, bài viết tại góc tuyên truyền.
Tham mưu, đề xuất tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho bếp ăn, dụng cụ nấu, chứa thức ăn đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và ATTP.
Đưa nội dung công tác bán trú, VSATTP vào nội dung đánh giá thi đua trong nhà trường.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm học 2024 - 2025 của trường mầm non Thanh Thuỳ. Đề nghị các đ/c CB, GV, NV nghiêm túc thực hiện./.


 
Nơi nhận:
  • Các Tổ CM
  • Lưu HS ATTP.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 


                    Nguyễn Thị Tuyến



 
 
 
 
 
 

 

Các văn bản cùng thể loại "Kế hoạch"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây