Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022 - 2023
Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022 - 2023
Nội dung
UBND HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MN THANH THÙY Số: 125/KH-MNTT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc Thanh Thùy, ngày 5 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023
Thực hiện kế hoạch số 800/GD&ĐT-GDMN ngày 31 tháng 8 năm 2022 về kế hoạch thực nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Oai
Căn cứ tình hình thực tế và những kết quả đã đạt được trong năm học 2020 - 2021 của nhà trường. Trường mầm non Thanh Thùy xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 như sau:
- NHIỆM VỤ CHUNG:
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng và hiệu quả trong Nhà trường; Tiếp tục phát triển Nhà trường mầm non xanh chiếm 50% diện tích toàn trường; Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” tăng cường công tác truyền thông về giáo dục mầm non. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDMN. Đảm bảo đủ quy mô 21 nhóm lớp đạt chuẩn hóa và hiện đại hóa. Thực hiện công bằng trong GDMN, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ khi trẻ ở trường. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học phổ thông. Sẵn sàng ứng phó với tình hình diễn biễn dịch Covid 19 và các dịch bệnh.Chủ đề trọng tâm để thực hiện trong năm học 2022 - 2023 của Nhà trường: “Trường mầm non Thanh Thùy xanh - an toàn - thân thiện - hạnh phúc”. Phấn đấu trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên Tiến”.II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình. 1.1. Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo thực hiện theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/1/2023 thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở ngành giáo dục đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021 – 2026.Đảm bảo 100% giáo viên trình độ trung cấp được đào tạo chuẩn năm 2024. 1.2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo mảng phụ trách chăm sóc giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh, quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà trường… đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và thực hiện công khai theo quy định gắn với giải trình trước xã hội, cơ quan quản lý, có sự tham gia của gia đình, nhà trường.Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 5 năm; Tăng cường giới thiệu, quảng bá nhằm khẳng định thương hiệu chất lượng “Trường mầm non Thanh Thùy xanh – an toàn – thân thiện – hạnh phúc” trên các kênh truyền thông như: Websit, Zalo, Feabook…. Thay đổi tư duy quản lý trường học phát huy vai trò Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên cộng tác làm việc trong môi trường sư phạm thân thiện.Phân công rõ trách nhiệm theo tổ, khối và cá nhân, xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chuyên đề ….1.3. Sử dụng và lưu trữ hệ thống hồ sơ, sổ sách, văn bản, kế hoạch chuyên môn của Tổ, khối, lớp và các phòng ban… đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, tránh hình thức gây áp lực cho giáo viên để đảm bảo chất lượng quản lý. Tăng cường khai thác và sử dụng các phần mềm của các đơn vị có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định để nâng cao chất lượng quản lý điều hành hoạt động của nhà trường như các phần mềm: Phổ cập giáo dục, Cơ sở dữ liệu ngành, Quản lý bán trú, Quản lý đồ dùng đồ chơi, quản lý đưa đón trẻ hàng ngày, Lập kế hoạch giáo dục, theo dõi chỉ đạo… Từng bước chuyển đổi sang hồ sơ điện tử, thực hiện bán phiếu ăn trên phần mềm, thu học phí và các khoản thu khác trên phần mềm…. Tăng cường đưa ứng dụng CNTT vào thực hiện công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, lập kế hoạch giáo dục..Tăng cường ứng dụng phương thức trực tuyến để tổ chức họp, hội nghị, hội thảo. Đối mới công tác bồi dưỡng, tập huấn, nội dung sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng phương pháp GD tiên tiến, rèn luyện đạo đức nhà giáo cho đội ngũ CBQL GVNV, xây dựng trường lớp MN hạnh phúc. 1.4 . Chỉ đạo 100 % các nhóm lớp thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 – 2025 ", đánh giá bằng kết quả cụ thể Thực hiện được mô hình: Trường mầm non xanh: Trường có không gian sáng tạo; có khu vui chơi phát triển vận động; Cha mẹ cùng cô giáo chăm sóc giáo dục con. 100% các nhóm lớp xây dựng tiêu chí “xây dựng lớp học hạnh phúc”; 100% nhóm lớp duy trì hoạt động truyền thông tại trang thông tin điện tử của trường bằng cách hàng ngày/tuần/tháng gửi video, hình ảnh, bài viết về các nội dung thuộc chuyên mục “Album hình ảnh đẹp” như các Video, hình ảnh đẹp của lớp, của trường (VD: Video/hình ảnh/bài viết về: Vườn trường xanh, lớp học đẹp, những khoảnh khắc hạnh phúc của bé, những hành vi đẹp, người tốt việc tốt… do giáo viên, cha mẹ trẻ thực hiện) 1.5. Thực hiện công tác quản lý giáo dục đúng quy định của pháp luật, nhiệm vụ giáo dục mầm non và quy chế chuyên môn năm học 2022-2023. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục giai đoạn 2021-2025; Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của các CSGD công lập; thực hiện nghiêm túc thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với CSGD. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu đảm bảo đúng tiến độ thời gian.100% giáo viên các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo thực hiện đúng quy định pháp luật. Thực hiện cam kết các điều kiện và chất lượng CSGD trẻ, thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch Covid-19. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ, giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ đối với các hoạt động của nhà trường.2. Đầu tư nguồn lực xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. 2.1 . Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp.* Trường có 2 khu với tổng số nhóm lớp là: 21 lớp, trong đó: Gia Vĩnh: 12 nhóm lớp; Tổ Rồng: 9 nhóm lớp:* Công tác phát triển số lượng trẻ đến trường: - Nhà trường làm tốt công tác điều tra và công tác tuyển sinh cụ thể. - Tổng số điều tra trong độ tuổi: trẻ.+ Nhà trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi: 452 trẻ.Trong đó: Trẻ từ 24-36 tháng: 111 trẻ.+ Mẫu giáo từ 3 đến dưới 6 tuổi: 591 trẻ. Trong đó trẻ 5 tuổi: 215 trẻ. 4 tuổi: 164 trẻ. 3 tuổi: 204 trẻ.Chỉ tiêu phòng giao: 191 cháu+ Nhà trẻ: 111 cháu + Mẫu giáo: 80 cháu Trong đó trẻ 5 tuổi : 8 cháu * Cụ thể số lượng trẻ từng khối trẻ ra lớp sau tuyển sinh: Khối/Lớp Độ tuổi | Số nhóm lớp | Số trẻ đã tuyển mới | Số HS cũ đang học | Số trẻ sau tuyển sinh | Bình quân |
Khối nhà trẻ (Nhóm 24- 36T) | 3 | 96 | 0 | 96 | 32 trẻ/nhóm |
Khối 3 tuổi | 7 | 83 | 121 | 204 | 29,1 trẻ/lớp |
Khối 4 tuổi | 5 | 16 | 146 | 164 | 32,8 trẻ/lớp |
Khối 5 tuổi | 6 | 8 | 202 | 211 | 35,2 trẻ/lớp |
Tổng | 21 | 204 | 469 | 675 | 32,1 trẻ/lớp |
* Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần và tỷ lệ trẻ ăn bán trú:
Độ tuổi | Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần | Tỷ lệ trẻ ăn bán trú |
Trẻ nhà trẻ Trẻ Mẫu giáo 3,4 tuổi Trẻ Mẫu giáo 5 tuổi | 87% 88 - 90% 96% trở lên | 100% 100% 100% |
2.2. Tiếp tục tham mưu Đảng ủy – HĐND, UBND xã, huyện mở rộng quỹ đất và đầu tư xây dựng thêm phòng học cho 2 khu:
+ Khu Gia Vĩnh: Mở rộng thêm 5.000m2, Xây mới thêm 6 phòng học, các phòng hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ; Cải tạo nâng cấp 1 số công trình đã xuống cấp như: Nâng sân trường, cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước, ánh sáng…
+ Khu Tổ Rồng: Mở rộng thêm 2.300m2, Xây mới thêm 10 phòng học, các phòng hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ; Cải tạo nâng cấp 1 số công trình đã xuống cấp như: Nâng sân trường, nhà vệ sinh 1 số lớp, hệ thống điện nước, ánh sáng…
- Tiếp tục tham mưu xin thành lập mới trường MN Thanh Thùy II tại điểm trường khu Tổ Rồng trên cơ sở tách trường MN Thanh Thùy hiện tại.
* Biện pháp thực hiện:
Khảo sát nắm vững số trẻ trong độ tuổi từ 0 - dưới 6 tuổi trên địa bàn xã để phối hợp với UBND xã, các ban ngành đoàn thể, Bí thư các Chi bộ, trưởng các thôn và Chi hội phụ nữ các thôn để động viên phụ huynh cho các cháu trong độ tuổi đi học. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh trên loa đài truyền thanh của xã, vào các buổi họp phụ huynh trong năm học, kênh zalo của nhóm lớp, EnetViet, các góc tuyên truyền tại các nhóm lớp và các giờ đón và trả trẻ hàng ngày….
Chỉ đạo 100% các lớp XD góc “Cha mẹ cần biết”, thường xuyên thay đổi nội dung, cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh, chất lượng CS&GD trẻ của trường, việc thực hiện đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh trong năm học 3 lần/năm. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm về các chuyên đề GD dinh dưỡng, CSGD trẻ học hòa nhập.
- Đảm bảo bố trí đủ giáo viên/lớp theo thông tư 06 và Điều lệ trường MN
- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị cho các lớp 5 tuổi nhằm đảm bảo vững chắc điều kiện về CSVC cho công tác phổ cập; Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi lớp mầm non 5 tuổi; Phân công giáo viên có trình độ trên chuẩn, có năng lực chuyên môn đổi mới sáng tạo phụ trách lớp 5 tuổi, nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo chế độ chính sách theo quy định.
Thực hiện có hiệu quả phần mềm phổ cập. Phân công cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập, điều tra số trẻ trên địa bàn. Thực hiện nhập số trẻ điều tra trên địa bàn vào phần mềm phổ cập theo quy định. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMNTENT.
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp.
2.3. Tích cực tham mưu phấn đấu đạt chỉ tiêu tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục gắn với xã xây dựng nông thôn mới nâng cao. Xây dựng môi trường thiên nhiên xanh an toàn, thân thiện, đầu tư thiết bị đồ dùng đồ chơi hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn CSVC, trang thiết bị trường Chuẩn quốc gia mức độ 2.
Chủ động rà soát kế hoạch đánh giá ngoài, kịp thời tham mưu UBND huyện đầu tư mới hoặc chống xuống cấp dãy nhà 2 tầng 8 phòng học và dãy nhà 2 tầng 4 phòng học,các phòng chức năng hiệu bộ khu Gia Vĩnh, Dãy nhà 1 tầng 3 phòng học khu Tổ Rồng, đảm bảo điều kiện tái công nhận đạt chuẩn.
- Thực hiện đảm bảo sĩ số trẻ trên nhóm, lớp theo điều lệ trường mầm non. (NT 24-36 tháng: 25 trẻ/1 lớp; 3-4 tuổi: 25 trẻ/lớp; 4-5 trẻ/lớp: 30 trẻ; 5-6 tuổi: 35 trẻ).
2.4 . Thực hiện duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện phổ cập cho trẻ em mẫu giáo (Bộ GDDT trình Chính phủ phê duyệt Đề án phố cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3 và 4 cuối nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi trong năm 2022)
- Tiếp thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tham mưu lãnh đạo các cấp đảm bảo định mức giáo viên, chuẩn bị cho thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi.
- Phân công giáo viên dạy các lớp 5 tuổi có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng. Đồng thời ưu tiên cho 06 lớp 5 tuổi có đủ trang thiết bị dạy học theo quy định.
- Phối kết hợp các ban ngành đoàn thể và chỉ đạo giáo viên, nhân viên làm tốt công tác điều tra phổ cập đến từng thôn đội.
Thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên phần mềm phổ cập, đảm bảo tính chính xác của số liệu, thời gian kiểm tra công nhận ở cấp cơ sở và đề nghị Thành phố kiểm tra công nhận theo quy định.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ cho trẻ đi học đều, đúng giờ đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần 5 tuổi đạt từ 96% trở lên. Cho trẻ mẫu giáo tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến.
2.5. Rà soát thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người lao động, học sinh thuộc đối tượng chinh sách (Trẻ em thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo, Trẻ khuyết tật, Trẻ mồ côi…) theo Nghị quyết được HĐND, UBND Thành phố ban hành.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ cho trẻ em và giáo viên theo quy định.
- Thực hiện miễn giảm học phí và các khoản quy định khác cho các cháu 5 tuổi thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách theo quy định.
3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng quy định của Luật giáo dục 2019 và thực hiện đại mới trong GDMN.
* Về đội ngũ CB - GV - NV:
Tổng số CBGV-NV toàn trường: 66 đ/c. Trong đó:
- Tổng số Đảng viên: 30 đồng chí.
- CBQL: 3 đồng chí, trong đó:
Trình độ ĐH: 3 đ/c = 100%; Trình độ TCLLCT: 3 đ/c = 100%;
+ Chứng chỉ QLNN: 3 đ/c = 100%; Chứng chỉ QLGD: 3 đ/c = 100%;
+ Chứng chỉ Tin học CB: 3 đ/c = 100%; CC tiếng anh A2: 03 đ/c =100%
- Giáo viên: 46 đồng chí
+ GV nhà trẻ: 9 đ/c; GVMG: 37 đ/c.
+ Trình độ CM: - ĐH,CĐ: 39/46 đ/c tỷ lệ 85%;
- TC: 7/46 đ/c đạt tỷ lệ 15% (Có 06 đ/c đang học ĐH hệ từ xa).
+ Trình độ TCLLCT: 04 đ/c, Sơ cấp: 02 đ/c; + CC tin học: 53/66 tỷ lệ 80%; Tiếng anh: 51/66 tỷ lệ 77%;
* Phân công giáo viên trên lớp:
+ Khối Nhà trẻ: 3 nhóm = 9 GV (Bình quân 3 GV/nhóm)
+ Khối MG 3 tuổi: 7 lớp = 14 GV (Bình quân 2,4 GV/lớp)
+ Khối MG 4 tuổi: 5 lớp = 11 GV (Bình quân 2,2 GV/lớp)
+ Khối MG 5 tuổi: 6 lớp = 12 GV (Bình quân 2 GV/lớp)
- Để đảm bảo công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN, nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện đánh giá theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định về đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định về đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN làm cơ sở đánh giá GV theo định kỳ vào cuối năm học.
+ 100% GV thực hiện đúng quy trình tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN cuối tháng 4/2023, thực hiện các bước đánh giá của Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng vào đầu tháng 5/2023, phấn đấu cuối năm đạt KQXL như sau:
Tổng số GV được đánh giá: 46/46 đ/c (đạt tỷ lệ 100%)
- Đạt loại xuất sắc: 10 đ/c đạt tỷ lệ 22%;
- Đạt loại khá: 36 đ/c đạt tỷ lệ 78 %;
- Phấn đấu không có GV nào XL không đạt yêu cầu.
Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và đánh giá CB,CC,VC hàng tháng và cuối năm học.
+ Phấn đấu đạt KQ xếp loại chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn PHT: 03 đ/c xếp loại xuất sắc.
3.1. Tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch 22 với mục tiêu đến 2024. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non. (Nhà trường còn 07 giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo theo quy định mới, trong đó có 06 giáo viên đang học lớp ĐH đào tạo từ xa, 01 giáo viên cao tuổi sắp về hưu, dự kiến nhà trường sẽ phấn đấu đạt trình độ đào tạo trên chuẩn vào năm 2024).
Thực hiện tốt công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên, quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định 71/2020/ND-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non.
3.2. BGH Nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn và nhà trường trong việc thực hiện chế độ chính sách chăm lo cho các Công đoàn viên, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những đồng chí có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo…, với tinh thần tương thân tương ái, thực hiện thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động.
Kịp thời biểu dương, tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sở GDMN di dầu trong đổi mới, truyền thông tại trang thông tin điện tử (Website), tại chuyên mục “Album hình ảnh đẹp" của lớp, của nhà trường...
3.3 . Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Xây dựng văn hóa trường mầm non: Tiếp tục thực hiện một số yêu cầu chung đối với đội ngũ như thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử văn hoá trường học:
- Về trang phục: Trang phục khi đến trường phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục, mặc áo có cổ, quần âu tối mầu, không mặc lòe loẹt, rườm rà, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Cụ thể:
- Về lễ phục, đồng phục:
+ Mặc lễ phục áo dài truyền thống vào những ngày lễ lớn và tất cả các hội nghị trong năm học: Khai giảng; Hội nghị viên chức lao động; 20/11; 8/3...
+ Mặc đồng phục trường (Áo phông có cổ + Quần âu tối màu) vào tất cả các ngày trong tuần.
- Về biển tên theo vị trí việc làm: Hàng ngày khi đến trường phải đeo biển tên theo đúng quy định (Đeo ngực trái)
- Về phong cách giao tiếp ứng xử văn hóa, hành vi của CBQL, GVNV thân thiện, mẫu mực, là tấm gương để trẻ nơi theo:
- Cô giáo luôn niềm nở, ân cần, chăm sóc chu đáo từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo mọi cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi, khám phá, trải nghiệm, phát huy khả năng cá nhân,t ôn trọng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của trẻ, đặc biệt quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Cô luôn tạo cho trẻ bầu không khí ấm áp, gần gũi, yêu thương, mẫu mực về lời ăn tiếng nói; từng cử chỉ, hành động thực sự là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo.
- Cần ứng xử công bằng, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác.
* Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu; Tôn trọng với GV và cha mẹ trẻ; Khích lệ, động viên, nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành cùng GVNV trong công việc; Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi. Lịch sự, đúng mực, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu nhân dân; Yêu thương, trách nhiệm, bao dung, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.
* Ứng xử của giáo viên: Ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu; tôn trọng với đồng nghiệp, Lịch sự, đúng mực, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cha mẹ trẻ; Khen hoặc phê bình phải phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;
Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử theo quy định.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường:
Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở GD và Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Xây dựng phương án đảm bảo an toàn và phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn, thương tích cho trẻ.
Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; Không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trong nhà trường không có bạo lực.
- Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, bạo hành trẻ, thực hiện nghiêm việc đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo hành trẻ trong nhà trường.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non Thanh Thuỳ “Đoàn kết, tâm huyết, chuyên nghiệp, sáng tạo” trong các lớp, trong trường.
3.4. Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, lựa chọn bồi dưỡng 2 -4 giáo viên tham gia thi GVG cấp huyện, 1 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp Thành phố. Tham gia tập huấn chuyên đề của phòng giáo dục và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cản các chuyên đề: Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; Hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục nhà trường; Giáo dục phát triển thể chất; Tập huấn giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” dùng cho trẻ em 5-6 tuổi theo kế hoạch của phòng GD&ĐT.
BGH nhà trường tham mưu với PGD và chủ động xây dựng bồi dưỡng các chuyên đề: “Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho CBQL GVNV toàn trường”; “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện trong trường Mầm non”; “Xây dựng trường, lớp Mầm non Hạnh phúc”, “Nâng cao đạo đức nhà giáo và xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm”; Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non”;
- Ban giám hiệu xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL-GV về các chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp STEAM”; “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội”; “Tập huấn Chương trình Tôi yêu Việt Nam”. Tổ chức cho đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi được đi tập huấn thực hiện Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” dùng cho trẻ em 5-6 tuổi trong các cơ sở GDMN do Sở giáo dục và Phòng GDĐT tổ chức.
- 100% CBGV-NV được bồi dưỡng kỹ năng trong ứng xử, giao tiếp, kỹ năng sử dụng CNTT và nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục của nhà trường.
- 100% giáo viên trong trường được bồi dưỡng cách tiếp cận ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM; Cách lồng ghép nội dung GDATGT vào trong các hoạt động của trẻ hàng ngày.
- Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo tới 100% CBQL,GV,NV, chú trọng phong cách, đồng phục làm việc, biển tên theo vị trí việc làm. Biểu dương, tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu luôn đi đầu trong đổi mới, phát triển. Bồi dưỡng CBQL, GV đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Hướng dẫn và khuyến khích CBQL, giáo viên tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tại công thông tin điện tử của Bộ GDĐT (địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục GDĐT - Nhà giáo và CBQL giáo dục).
3.5. Hiệu trưởng, Phó Hiệu Trưởng, thường xuyên nêu cao ý thức tự học, hoàn thiện nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp trên để thực hiện và triển khai thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, hướng dẫn về chế độ chính sách, quy chế dân chủ, công tác tài chính, quản lý nhân sự, nuôi dưỡng... Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng tại công thông tin điện tử của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT, của Phòng GD&ĐT và mạng Internet.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
4.1 . Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ
- Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của phòng GDĐT, UBND huyện, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế của xã trong việc thực hiện phòng chống dịch bệnh (dịch Covid - 19 và các dịch bệnh khác.) trên địa bàn, bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị, tập huấn quán triệt cho đội ngũ trong phòng chống dịch bệnh, phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ (sau đây gọi là phụ huynh) đảm bảo an toàn cho trẻ,
Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở GD và Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Công văn chỉ đạo của Phòng GDĐT Thanh Oai về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2021 - 2022. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn và phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn, thương tích cho trẻ. Tiếp tục thực hiện Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 cuả Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trong nhà trường không có bạo lực, được đảm bảo tuyệt đối về VSDD&ATTP, được kiểm tra sức khoẻ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng và được bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong công tác phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 trong nhà trường.
- 100% GV nghiêm túc thực hiện tốt Quy chế chăm sóc trẻ, được tập huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã… và giáo dục ATGT trong nhà trường. Thường xuyên khảo sát các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ để có biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường.
- 100% các lớp thực hiện nghiêm túc việc đăng ký cha mẹ trẻ đón và trả trẻ ngay từ đầu năm học, không để người lạ mặt đi vào khu vực của nhà trường.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn VSTP, an toàn phòng chống tai nạn thường tích phòng chống cháy nổ.
- 100% CBQL, giáo viên, nhân viên được tập huấn công tác PCCC, nắm được các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ. Được bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- 2/2 điểm trường được kiểm tra thường xuyên dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, bình PCCC; Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng… Bổ sung các bình bột PCCC cho cả 2 khu khi các bình PCCC hết hạn sử dụng, tổ chức bồi dưỡng kiến thức PCCC cho đội ngũ CBGV-NV.
- 100% GV các lớp kiểm tra hàng ngày nơi thường xuyên gây nguy hiểm cho trẻ (ti vi loa đài, hệ thống dây điện ổ cắm, nhà vệ sinh, các chất tẩy rửa …)
- 100% CB,GV,NV trước khi ra về cần kiểm tra lại phòng kho, nhà vệ sinh, hệ thống các vòi nước,… tắt các thiết bị điện đảm bảo an toàn.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc lịch phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên nghiêm túc thực hiện sổ nhật ký nhóm lớp, ghi đầy đủ các thông tin trao đổi, nếu cha mẹ trẻ gửi thuốc giáo viên phải ghi tên thuốc, giờ uống và liều lượng uống, sau đó cha mẹ trẻ phải ký, bàn giao giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ trẻ. Tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ.
- Phối hợp với cơ quan y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, triển khai công tác y tế trường học. Duy trì việc đo thân nhiệt cho cha mẹ trẻ và học sinh trong giờ đón, trả trẻ hàng ngày để phòng chống dịch Covid-19. Chỉ đạo nhân viên y tế có trách nhiệm bồi dưỡng cho đội ngũ GV các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc của nhà trường để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng và bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định. Các lớp nghiêm túc duy trì việc sử dụng sổ nhật ký đón và trả trẻ hàng ngày theo quy định.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện công tác y tế học đường, Ban chỉ đạo XD trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng và công khai và thực hiện nghiêm bộ qui tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Thiết lập kênh thông tin như hợp thứ góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác như: Zalo nhóm lớp, nhóm CVBGVN trường, Trang Web, Fb…. để tiếp nhận, xử lý các thông tin kịp thời...
- Tổ chức các hoạt động trái nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Công khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận Thông tin của trường, của lớp tới CBGVNV và cha mẹ của trẻ.
- Thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực, thương yêu trẻ.
- Tiếp tục thực hiện tốt Thông từ số 45/2022/TT-BGDDT ngày 31/12/2022 quy định về trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN, Kế hoạch "Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ". Chú trọng công tác tự kiểm tra chính giá các tiêu chuẩn về an toàn trong cơ sở GDMN nhằm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ, thực hiện tới công tác quản lý các hoạt động tại cơ sở GDMN, bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, không để xảy ra bạo lực học đường trong trường học.
- Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, bạo hành trẻ, thực hiện nghiêm việc đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo hành trẻ trong nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ để kịp thời khắc phục.
- Phân công đồng chí Phó Hiệu phó phụ trách CSVC phối hợp với trưởng các khu và nhân viên y tế kiểm tra các thiết bị đồ chơi ngoài trời 1 lần/tháng.
- 100% giáo viên đảm bảo giờ đón và trả trẻ. Thực hiện nhận và trả trẻ trực tiếp với cha mẹ trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ khi trẻ ở trường.
- 100% các nhóm lớp được nhân viên y tế kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn ít nhất 01 lần/tháng.
- 100% giáo viên nhóm lớp thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,… không để các vật sắc nhọn trong nhóm lớp.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tích hợp đưa nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và can nạn, cứu hộ phù hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, u bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Bảo đảm 100 % trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe định kỳ tù 1 đến 2 lần/năm, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng và béo phi cho trẻ.
4.2. Quản lý chất llượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
- Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, thực hiện nghiêm túc các văn bản của Sở GDĐT, UBND huyện về vệ sinh ATTP, chịu trách nhiệm trước cha mẹ trẻ và cơ quan quản lý nhà nước về việc ký hợp động cung ứng.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc công văn số 964/ATTP-NĐTT ngày 23/4/2020 của Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trường phòng chống dịch covid-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức.
- Thành lập Ban giám sát VSATTP, quy trình tổ chức bữa ăn và chất lượng bữa ăn cho trẻ (BGH, BTTND và đại diện cha mẹ trẻ).
- Tiếp tục duy trì bếp ăn đủ điều kiện, thực hiện qui định vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm tốt, rõ trách nhiệm giải trình về chất lượng thực phẩm.
- Đảm bảo ký kết hợp đồng chặt với các nhà cung ứng thực phẩm có đầy đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, nhằm đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh ATTP trong nhà trường. Cụ thể nhà trường thực hiện ký kết với các nhà cung ứng sau: Công ty TNHH Hoàng Long, Cửa hàng gạo Bùi Khắc Hùng, Công ty cổ phần thực phẩm Song Đạt; Công ty TNHH Phú An; Công Ty TNHH TM&DV ĐT Bảo Hưng - Giám đốc: Nguyễn Văn Quang ….
- 100% nhân viên nhà bếp được đi tập huấn về công tác vệ sinh ATTP, được xác nhận bồi dưỡng quy định về ATTP trong bếp ăn tập thể ít nhất là 01 lần/năm. CB,GV,NV toàn trường được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. Đồng thời thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo quy trình 1 chiều từ khâu giao nhận, kiểm tra, sơ chế, chế biến, chia thức ăn và vận chuyển thức ăn về khu lẻ cho trẻ.
- 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền về cách chăm sóc và nuôi con theo khoa học để tuyên truyền với cha mẹ trẻ.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.
- Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/2 lần (khoảng đầu tháng 10 và cuối tháng 3), được tiêm chủng đầy đủ các loại vácxin; được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, được cân, đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm theo quý. Phấn đấu cuối năm đạt tỷ lệ sức khỏe của trẻ như sau:
Độ tuổi | Tổng số trẻ | Cân nặng | Chiều cao |
Kênh BT | Kênh SDD | Kênh BT | Kênh SDD |
Nhà trẻ | 97 | 95/97 = 97,9% | 3 = 2,1% | 94 = 96,9% | 3 = 3,1% |
Mẫu giáo | 578 | 563/578=97,4 % | 15=2,6% | 565/578 = 97,8% | 13 = 2,2% |
Tổng | 675 | 658/675 = 97,5% | 17=2,5% | 659/663 = 97,6% | 16 = 2,4% |
- 100% các lớp thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, đảm bảo VSMT phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp, thường xuyên khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, giữ gìn khu vệ sinh của trẻ an toàn, sạch sẽ, hợp vệ sinh, thuận tiện cho trẻ sử dụng, tạo góc cây xanh ở các lớp, duy trì vườn cây của bé.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp với cá nhân trẻ. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Chỉ đạo tổ nuôi nghiêm túc lưu nghiệm mẫu thức ăn 24/24 giờ. Lưu nghiệm sữa bột theo công thức, lưu riêng riêng sữa và nước dùng để pha sữa.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nuôi dưỡng, sử dụng có hiệu quả phần mềm “Quản lý công tác bán trú”.
- Tiếp tục thực hiện mô hình phòng chống suy dinh dưỡng tại khu Gia Vĩnh.
- Duy trì tỷ lệ ăn bán trú tại trường là: 675 trẻ đạt tỷ lệ 100%.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, nâng mức tiền ăn của trẻ từ 20.000đồng/trẻ/ngày lên 25.000đ/trẻ/ngày.
- Tính khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ, khẩu phần ăn cân đối các chất dinh dưỡng theo quy định của Chương trình GDMN.
+ Khẩu phần đạt nhu cầu về năng lượng theo độ tuổi:
Nhóm tuổi | Tỷ lệ năng lượng | Nhu cầu năng lượng /ngày/trẻ |
24 - 36 tháng | 60 - 70% | 600 Kcal - 651 Kcalo |
3 - 6 tuổi | 50 - 55% | 665 Kcal - 675 Kcalo |
+ Khẩu phần cân đối giữa các chất:
Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng khẩu phần | Trẻ nhà trẻ | Trẻ mẫu giáo |
- Chất đạm (Protein) | 13% - 20% | 13% - 20% |
- Chất béo (Lipid) | 30% - 40% | 25% - 35% |
- Chất bột (Glucid) | 47% - 50% | 52% - 60% |
+ Tỉ lệ giữa đạm động vật/đạm tổng số: đạt 60%+ Tỉ lệ chất béo động vật và chất béo thực vật: 70% và 30%.+ Đảm bảo các vitamin và chất khoáng như: C, A, B, sắt, kẽm, iot…- Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần chẵn, tuần lẻ; Thực hiện bữa chính ăn theo tiêu chuẩn đảm bảo có trên 10 loại thực phẩm và có từ 3 đến 5 loại rau, củ. Thực đơn bữa chính của trẻ mẫu giáo gồm: Cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ, ăn tăng thủy hải sản và rau xanh. - Đảm bảo bữa ăn cho trẻ đúng quy định: Mẫu giáo ăn 01 bữa chính và 01 bữa phụ; Nhà trẻ ăn 02 bữa chính và 01 bữa phụ.- Thời gian tổ chức giờ ăn cho trẻ: Thời gian giữa các bữa ăn không quá gần nhau, cách nhau từ 2 - 3 giờ; thời gian cho trẻ ăn không quá 30 phút. Đặc biệt là bữa ăn chính chiều của trẻ nhà trẻ đúng theo quy định.- Tổ chức ăn tự chọn cho trẻ vào các tháng sự kiện (Tết trung thu, 20/10, 20/11, Tết nguyên đán; 8/3, và 19/5).- 100% nhóm lớp đảm bảo đủ nước uống cho trẻ phù hợp với thời tiết. Đảm bảo đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ (cốc uống nước, khăn lau mặt, khăn lau miệng riêng có ký hiệu); thực hiện giặt khăn và tráng rửa cốc uống nước hàng ngày. - 100% các nhóm lớp được trang bị đủ nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay... Thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ chơi, đồ chơi sạch sẽ. - 100% trẻ đến lớp được hướng dẫn rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách, phòng chống bệnh covid-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp.- 100% trẻ có đủ đồ dùng ăn ngủ (chăn, chiếu, phản, đệm, gối...)- 100% phòng học có đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.- 100% GV các lớp thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày theo Quy chế, thực hiện lịch vệ sinh phòng nhóm và vệ sinh môi trường theo quy định của trường. Vệ sinh khử trùng đồ dùng đồ chơi, diệt ruồi muỗi theo chỉ đạo của y tế khi xảy ra dịch. - 100% CBGV,NV thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh (dịch Covid-19, sốt xuất huyết, thủy đậu, sởi, tay chân miệng…) - Tập huấn cho giáo viên, nhân viên cách xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học, theo phụ lục công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 của Bộ GD&ĐT.- Chỉ đạo nhân viên y tế xây dựng các Kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học; Các Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phương án phòng, chống dịch Covid-19; Kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phương án xử lý khi có ngộ độc thực phẩm. Có các hoạt động can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và triển khai phổ biến đến toàn thể CB,GV,NV ngay từ đầu năm học. Kiểm tra tủ thuốc theo định kỳ để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng, bổ sung dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định. Cán bộ Y tế nhà trường cần thực hiện tốt nhiệm vụ theo phân công, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác y tế trường học. - Phối hợp với trạm y tế xã trong công tác phòng chống dịch bệnh (dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác…) đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị phòng chống dịch bệnh.Mời cha mẹ trẻ tham gia việc giám sát quy trình tổ chức ăn và chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, cho cha mẹ trẻ để thực hiện các biện pháp can thiệp trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở GDMN với gia đình và cộng đồng để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Tăng cường các hoạt động vệ sinh trong cơ sở giáo dục mầm non, đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân (Có lịch VS cụ thể), tự bảo về chăm sóc sức khỏe, bảo đảm 100% trẻ em đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. - Cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông quảng bá bằng hình ảnh cho cha mẹ trẻ và cộng đồng biết về thực đơn ăn bán trú, các điều kiện, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ... tại bảng thông tin tuyên truyền và Website của nhà trường, qua Zalo các nhóm lớp. - Thực hiện tốt công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp GD thể lực cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. 4.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, năng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMNBGH nhà trường chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2022 - 2023, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi để đưa vào thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục phát huy thế mạnh của trường theo đặc thù của từng địa phương, thống nhất lựa chọn hình thức nội dung “Chơi bằng học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường, chú trọng dạy trẻ mầm non có những tổ chất căn bản: khỏe mạnh, tự lập, tự tin, có ngôn ngữ giao tiếp lễ giáo mạch lạc, có hành vi thói quen văn minh. Tiếp tục triển khai thực hiện giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho trẻ em 5-6 tuổi theo Kế hoạch của Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo, UNBD huyện. Ứng dụng phương pháp GD tiên tiến Steam, Reggio. tăng cường cho trẻ thực hành trái nghiệm dã ngoại … - Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục: Nhà trường chỉ đạo và khuyến khích giáo viên xây dựng, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT vào trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.Nhà trường xây dựng kho tư liệu trực tuyến khai thác CNTT, video hướng dẫn cha mẹ trẻ cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con tại nhà để chia sẻ trong nhà trường đồng thời mỗi tuần lựa chọn 2 học liệu đưa lên trang học liệu điện tử của phòng GD&ĐT tại địa chỉ thanhoai.violet.vn, đồng thời gửi về Email: khohoclieumamnonthanhoai@gmail.com- Thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường Mâm non Xanh – An toàn Hạnh phúc" gắn với thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức hội thảo tọa dàm, tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm, đánh giả kết quả, sơ kết 2 năm thực hiện chủ đề, chuyên để vào cuối năm học. - Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.- Xây dựng điểm chuyên đề của Phòng GD&ĐT giao cho về “Ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong tổ chức hoạt động GD” và chương trình“Tôi yêu Việt Nam”.- Đăng ký với PGD&ĐT nội dung đổi mới về “Xây dựng trường mầm non Xanh – An toàn Hạnh phúc” để thực hiện trong năm học.- 100% giáo viên các nhóm, lớp thực hiện việc ứng dụng phương pháp GD tiên tiến STEAM vào chương trình GD trẻ.- 100% các lớp thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâm - toàn diện - tích hợp - trải nghiệm”, trẻ được thực hành, trải nghiệm trong tất cả các nội dung giáo dục tại trường. 100% giáo viên chú trọng việc đưa nội dung giáo dục ATGT và hình thành, phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, đảm bảo tính khoa học và sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của trẻ từng nhóm, lớp. - 100% giáo viên trong trường thực hiện tốt việc đi sâu nâng cao chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội” và “Ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM” vào giảng dạy cho trẻ. - 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các HĐ tập thể như: Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, các Hội thi, liên hoan, giao lưu, thăm quan ngoại khóa...; tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, tăng cường hoạt động múa hát (dân vũ), giao lưu tập thể, làm quen với bài hát Quốc ca, các hoạt động GDATGT phù hợp với độ tuổi, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. - 100% giáo viên thực hiện nâng cao các “Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”; “Giáo dục ATGT với chủ đề Tôi yêu Việt Nam”; “Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19”… cho trẻ; Thực hiện lồng ghép GD dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển vận động cho trẻ; Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống. - 100% GV thực hiện tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ về công tác phối hợp CS&GD trẻ và ủng hộ nguyên vật liệu để XDMT học tập cho trẻ.- Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ được tham gia học các lớp năng khiếu: Tiếng anh, toán thông minh, GD kỹ năng sống, đảm bảo các điều kiện, nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng. Nhà trường hợp đồng liên kết với trung tâm Hoa Anh Đào cho trẻ làm quen với tiến Anh và Kỹ năng sống;- Nhà trường thành lập Tổ giám sát, họp và thống nhất lựa chọn và liên kết với các trung tâm, thực hiện tốt các yêu cầu theo quy định có hợp đồng liên kết rõ ràng có danh sách theo dõi trẻ học từng lớp và cử giáo viên hiểu biết tiếng anh dự giờ và có phiếu dự giờ hàng tháng Nhà trường chỉ tiến hành thực hiện khi đã được phòng GD&ĐT nhất trí và cho phép thực hiện. - 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học cho cha mẹ trẻ.Thực hiện tốt việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ chính trị của nhà trường, quy định của pháp luật. Ban giám hiệu lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của các nhà trường để phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - 100% các nhóm lớp tham gia hội thi xây dựng môi trường học tập “Lấy trẻ làm trung tâm” cho các cháu ngay tại lớp học để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ ở trường.- 100% GV,NV tham gia hội thi giáo viên giỏi và nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường vào tháng 10/2023 và cử chọn GV, NV đạt giải cao tham gia thi cấp huyện. - 100% GV tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm”; “Thi làm ĐD sáng tạo”, thao giảng (dịp 20/11 và 8/3).- 100% các lớp Mẫu giáo tham gia chương trình “Tôi yêu Việt Nam” tháng 11/2022; hội thi “Chúng cháu vui khỏe” vào tháng 12/2022, hoạt động liên hoan tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào khoảng đầu tháng 2/2023, hội thi “Bé khéo tay” cuối tháng 3/2023.- 100% các lớp khối 4 tuổi và 5 tuổi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, tham quan trương tiểu học… trên địa bàn TP Hà Nội và tại địa phương vào tháng 12/2022 và đầu tháng 5/2023. - Xây dựng công tác chỉ đạo điểm: + Nhà trường xây dựng kế hoạch làm điểm chuyên đề của Phòng GD&ĐT về “Ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong tổ chức hoạt động GD” tại lớp A1 + B1; về chương trình “Tôi yêu Việt Nam” tại lớp A1. + Ứng dụng “Phương pháp GD tiên tiến STEM , xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, không gian sáng tạo” tại lớp B4 và A6, + Tiếp tục thực hiện nâng cao các “Hoạt động GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”;“Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ,“Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng cháy, chữa cháy” tại các lớp A2, A6, B2, C5. + 100% giáo viên các lớp thực hiện nội dung giáo dục “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng cháy, chữa cháy”, “Kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19”; “Kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông”...+ Điểm lĩnh vực“Chăm sóc nuôi dưỡng, VSATTP”nhà trẻ: Nhà trẻ D2.- Phấn đấu cuối năm học xếp loại thi đua các nhóm lớp như sau:+ Xếp loại tốt: 12/21 đạt tỷ lệ 57 %;+ Xếp loại khá: 9/21 đạt tỷ lệ 42 %;- Thực hiện đánh giá trẻ cuối năm: Phấn đấu trẻ đạt yêu cầu cuối độ tuổi 660/675 đạt tỷ lệ 97,8%; chưa đạt yêu cầu 15/675 đạt tỷ lệ 2,2%.- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ở tất cả các lĩnh vực.Cán bộ quản lý cần thay đổi tư duy tránh bảo thủ, áp đặt, nhằm phát huy sáng tạo, dõi mới của giáo viên, tạo hứng thú cho trẻ học tập chuẩn bị tốt tâm thể vào lớp Một. - Tiếp tục xây dựng và khai thác hiệu quả kho tài liệu, học liệu, các video trực tuyến dùng chung giữa các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập phối hợp với phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật, công nghệ để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục "chơi mà học học bằng chơi”.+ Các trường MN căn cứ yêu cầu, kế hoạch năm học, thực tiến các hoạt động nuôi đường chăm sóc, giáo dục trẻon để dầu từ trang bị các điều kiện thực hiện. nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, thực hiện tốt việc quản lý, lưu chọn, sử dụng đồ chơi, tài liệu, học hiệu quy định tại Thông tu số 47/2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020, Thông tư số 30/202UIT-BGDĐT ngày 05/11/2022 và các quy định khác của Bộ GDĐT - Chỉ đạo CBGV,NV tham gia các lớp bồi dưỡng, giao lưu, kiến tập chuyên môn tại các trường điểm do PGD tổ chức * Kiến tập trường điểm cấp huyện (Dự kiến ) Chỉ đạo CBGV,NV tham gia các lớp bồi dưỡng, giao lưu, kiến tập, hỗ trợ chuyên môn của huyện trong cụm 3 bao gồm : Quận Cầu giấy, Hà Đông, Tây Hồ: Bắc Tử Liêm: Huyện Đông Anh; Quốc Oai; Mỹ Đúc, Ứng Hòa, Chương Mỹ. + Dự kiến tập chuyên đề: “Xây dựng trường học hạnh phúc: tại trường: Mầm non Thanh Cao, Mỹ Hưng. + Dự kiến tập chuyên đề: “XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” tại Mầm non Tam Hung A (Điểm trưởng khu Hưng Giáo), Kim An (điểm trường trung tâm). - Dự kiến tập chuyên đề: “Công tác quản lý nuôi dưỡng” tại trường: Mầm non Tam Hưng B, Kim Bài - Dự kiến tập chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến” tại trường: Mầm non Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng A, Dân Hoà. + Dự kiến tập chuyên đề: “Giáo dục phát triển thể chất tại trường: Cự Khê, Hồng Dương, Thanh Cao. + Dự kiến tập chuyên đề: chương trình "Tôi yêu Việt Nam” tại trường mầm non Kim Thư, Cao Viên. * Xây dựng Kiến tập lớp điểm cấp trường (Dự kiến ) + Tiếp tục thực hiện nâng cao các “Hoạt động GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”;“Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ,“Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng cháy, chữa cháy” tại các lớp A2, A6, B2, C5. + 100% giáo viên các lớp thực hiện nội dung giáo dục “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng cháy, chữa cháy”, “Kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh”; “Kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông”...+ Dự kiến tập điểm chuyên đề: “Xây dựng lớp học hạnh phúc” tại lớp MG 5-6 tuổi A1 (Đ/c Lan B + Thuận) + Dự kiến tập điểm chuyên đề: “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” tại lớp A6 (Khu Tổ Rồng – Đ/c Lê Hoa + Hoan)- Dự kiến tập điểm chuyên đề: “Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến” tại lớp B4 (Khu Tổ Rồng – Đ/c Toan + Chang).+ Dự kiến tập điểm chuyên đề: “Giáo dục phát triển thể chất” tại lớp mẫu giáo B2 (Khu Gia Vĩnh – Đ/c Chu Hiền + Nhanh).+ Dự kiến tập điểm chuyên đề: chương trình "Tôi yêu Việt Nam” tại lớp mẫu giáo C2 (Khu Gia Vĩnh – Đ/c: Như + Ngọc B). 5. Đây mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế: Tăng cường truyền thông về Giáo dục mầm non. - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, triển khai quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về dõi mới và phát triển GDMN (Nghị định 105; Nghị định 103 ... ), Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Ngành về đổi mới, phát triển GDMN, truyền thông về GDMN, về ứng dụng phương pháp GD tiên tiến STEAM, về GDLLATGT, về GD kỹ năng sống… và khả năng vận dụng vào thực tiễn chương trình GDMN của nhà trường. Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đồng thời kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến hết lòng yêu thương chăm sóc trẻ trong nhà trường, thông qua trang Webissite, bảng tin của nhà trường và các nhóm Zalo, Fecebook của các nhóm lớp và đài phát thanh của xã, các thôn. Khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông, quảng bá hình ảnh khẳng định thương hiệu, điều kiện, chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của Nhà trường. Duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại trang Webissite của nhà trường và các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip (đã được nhà trường kiểm duyệt)… có nội dung về giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khoẻ của cá nhân, GDATGT và giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ bản thân, tình cảm kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, hoạt động thể chất, vui chơi, học qua chơi,… phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, để cha mẹ trẻ phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà. Thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền tại bảng tin của Nhà trường và bảng tuyên truyền của lớp, các nội dung tuyên truyền phải được cập nhật theo từng tuần, theo tháng, theo các chủ đề sự kiện và chuyên mục trong năm học. Đảm bảo trên trang thông tin điện tử của nhà trường, mỗi tháng mỗi lớp có ít nhất 01 tin/bài về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Giáo viên các nhóm, lớp sẽ thực hiện truyền thông, đăng tải trên Webissite của trường các Video, hình ảnh đẹp, tin bài về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, về GDLLATGT, về GD kỹ năng sống, về GD dinh dưỡng, sức khoẻ, VSATTP, phòng chống dịch Covid-19... Chỉ đạo thực hiện việc tạo các nhóm Zalo của trường, nhóm Zalo của Ban giám hiệu, nhóm Zalo của Chi bộ, nhóm Zalo của GV-NV, nhóm Zalo từng khối lớp, Nhóm zalo của BGH với Ban đại diện PH của trường, nhóm Zalo của giáo viên với cha mẹ trẻ các lớp...để thực hiện việc đăng tải các nội dung cần trao đổi, thống nhất phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.Tăng cường công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng, tuyên truyền thu hút trẻ khuyết tật đến trường học hòa nhập…bằng nhiều hình thức phù hợp như: Thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ, giờ đón và trả trẻ, qua bảng tuyên truyền, băng zôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, qua các phương tiện thông tin đại chúng, GV kẻ vẽ tranh tường… quan tâm đến hình thức và nội dung tuyên truyền tại các nhóm lớp tạo sự đồng thuận ủng hộ chăm lo của cha mẹ học sinh tới GDMN.III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:1. Công tác xây dựng kế hoạch:- Hiệu trưởng trường xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học và thông qua Hội đồng trường, Ban giám hiệu bàn bạc thống nhất, sau đó thông qua Hội đồng nhà trường.- Ban giám hiệu tổ chức họp giao ban Ban giám hiệu 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 hoặc đầu giờ sáng thứ 2 hàng tuần.- Hàng tháng xây dựng kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch.- Ra Quyết định thành lập/kiện toàn các Hội đồng: + Hội đồng tuyển sinh; + Hội đồng thi đua khen thưởng; + Hội đồng khoa học của trường; + Hội đồng kiểm định chất lượng;- QĐ thành lập Ban chất lượng của nhà trường và các khối lớp;- QĐ kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ;- QĐ thành lập các Tổ CM: Tổ MG 4-5 tuổi và 5-6 tuổi; Tổ Nhà trẻ và MG 3 tuổi, Tổ Nuôi dưỡng; Tổ Văn phòng.- QĐ kiện toàn Ban chỉ đạo Y tế học đường, BCĐ phòng chống dịch bệnh.- QĐ kiện toàn Ban thanh tra nhân dân (Nếu có);- QĐ thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học.- QĐ thành lập Ban đại diện CMHS.- QĐ thành lập Ban giám sát về việc tăng cường công tác phòng dịch, công tác quản lý vệ sinh dinh dưỡng và ATTP.2. Phân công Ban giám hiệu, Tổ trưởng các khối và các đoàn thể:Tổ chức họp BGH, phân công phân việc cho từng cá nhân, cụ thể sau:2.1. Đ/c Nguyễn Thị Đồng - Hiệu trưởng trường: Phụ trách chung + Công tác tài chính + Công tác thi đua khen thưởng + Thực hiện QCDC trong nhà trường + Công tác phòng chống dịch bệnh.- Xây dựng Kế hoạch năm học, xây dựng Kế hoạch tham mưu và quản lý CSVC, các hoạt động của nhà trường, quản lý tổ chức nhân sự.- Chỉ đạo công tác thu chi tài chính, công tác thi đua trong nhà trường.- Theo dõi việc thực hiện Quy chế chuyên môn, Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công, Quy chế thi đua khen thưởng.....- Chỉ đạo việc kiểm tra nội bộ trường học trong nhà trường.- Chỉ đạo các hội thi của giáo viên và các cháu.- Kiểm tra giám sát toàn bộ các hoạt động của nhà trường.- Theo dõi sổ nhật ký giáo viên, sổ theo dõi tài sản, sổ danh bộ học sinh của nhà trường.- Đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm; kiểm tra hồ sơ về công tác tài chính, kiểm tra việc giao nhận thực phẩm 02 lần/tuần; Dự giờ giáo viên 2 hoạt động/tuần.- Phối hợp cùng Phó hiệu trưởng quản lý sổ sách về công tác nuôi dưỡng, việc nhập xuất thực phẩm, kiểm tra ký xác nhận việc thu-chi ăn của trẻ và công tác thu chi quỹ chăm sóc bán trú hàng tháng trước khi ký duyệt. Phối hợp với kế toán xây dựng thực đơn cho trẻ và giáo viên, nhân viên theo mùa, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bồi dưỡng cho NV đi thi NVG. - Chỉ đạo kế toán xây dựng tính khẩu phần ăn của trẻ.2.2. Đ/c Nguyễn Thị Nữ - Phó Hiệu trưởng: Phụ trách công tác chuyên môn giáo dục; Phụ trách các hoạt động văn nghệ, thể thao và phong trào thi đua; Phụ trách công tác tuyển sinh, phổ cập giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành; Làm báo cáo thống kê, công tác xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, công tác nội vụ, công tác kiểm định chất lượng, công tác kiểm tra nội bộ. công tác ứng dụng CNTT và truyền thông. Phụ trách khu Gia Vĩnh,- Chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục trong toàn trường, phụ trách và tham gia chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn của các Tổ chuyên môn: Tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi và 5-6 tuổi, Tổ CM Nhà trẻ và Mẫu giáo 3-4 tuổi, Chỉ đạo Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch hoạt động từng tuần, soạn bài. Duyệt kế hoạch năm học, hàng tháng, tuần của GV các lớp, tham gia bồi dưỡng cho giáo viên đi thi GVG các cấp.- Xây dựng kế hoạch mua sắm đồ dùng học liệu phục vụ cho giáo viên và các cháu để trình Hiệu trưởng duyệt mua, quản lý và theo dõi việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy và học của các lớp trong toàn trường.- Kiểm tra việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ và Quy chế chuyên môn của giáo viên.- Xây dựng kế hoạch tổ chức kiến tập các chuyên đề tại trường, BD chuyên môn cho đội ngũ GV hàng tháng, bồi dưỡng GVG. Kiểm tra việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ, QCCM, XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên toàn trường.- Phụ trách và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trường về việc tổ chức các Hội thi của giáo viên và các cháu, công tác sắp xếp nội vụ của GV toàn trường, công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, công tác chỉ đạo GV “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm”, công tác kiểm định chất lượng, công tác kiểm tra nội bộ.- Làm sổ theo dõi chất lượng toàn trường, sổ kế hoạch tháng.- Phụ trách công tác tuyển sinh, công tác phổ cập, cơ sở dữ liệu ngành, công tác báo báo thống kê và công tác vệ sinh môi trường, công tác Y tế học đường, công tác phòng chống dịch, chương trình sữa học đường, công tác ứng dụng CNTT và truyền thông. Phối hợp với nhân viên Y tế đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh cá nhân và khung cảnh sư phạm các khu lớp.- Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm 3 lần/tuần; Dự GV 4 hoạt động/tuần.2.2. Đ/c Nguyễn Thị Tuyến - Phó Hiệu trưởng: - Phụ trách công chăm sóc nuôi dưỡng + CSVC + Công tác vệ sinh môi trường, công tác Y tế học đường, công tác phòng chống dịch bệnh, Phụ trách khu Tổ Rồng…- Chỉ đạo, giám sát thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường.- Chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong toàn trường, quản lý bếp ăn, Xây dựng dây truyền làm việc của Tổ nuôi hợp lý.- Xây dựng kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để trình Hiệu trưởng duyệt mua. Quản lý và theo dõi việc sử dụng cơ sở vật chất của bếp. - Phối hợp cùng Hiệu trưởng trường và đồng chí hiệu phó nuôi quản lý sổ sách về công tác nuôi dưỡng, việc nhập xuất thực phẩm, kiểm tra ký xác nhận việc thu - chi ăn của trẻ và công tác thu chi quỹ chăm sóc bán trú hàng tháng trước khi ký duyệt. Phối hợp với kế toán xây dựng thực đơn cho trẻ và giáo viên, nhân viên theo mùa, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bồi dưỡng cho NV đi thi NVG. - Chỉ đạo kế toán xây dựng tính khẩu phần ăn của trẻ.2.4. Tổ Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi:+ Đ/c Nguyễn Thị Minh Thảo - Giáo viên: Tổ trưởng Tổ Nhà trẻ và 3-4 tuổi, phụ trách khối nhà trẻ; Trực tiếp thực hiện công tác phổ cập, làm phần mềm CSDL ngành; Hỗ trợ đồng chí hiệu phó làm công tác tuyển sinh, làm báo cáo thống kê; Phụ trách lớp D2.- Chỉ đạo giáo viên khối Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch giáo dục từng lứa tuổi, tổ chức cho Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ, QC chuyên môn của GV toàn trường.- Hướng dẫn GV khối Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên phế liệu, xây dựng góc mở cho trẻ hoạt động tại các lớp.- Chịu trách nhiệm trước Phó Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch hoạt động từng tuần, soạn bài, đuyệt kế hoạch năm học, hàng tháng, tuần của giáo viên các lớp khối Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi. Theo dõi đánh giá việc thực hiện chuyên môn của giáo viên và chất lượng học tập của trẻ từng giai đoạn của giáo viên khối Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi.- Chịu trách nhiệm làm các chương trình và công tác tổ chức các Hội nghị, các ngày hội, ngày lễ, các hội thi và phụ trách các phong trào thi đua của nhà trường. - Phối hợp với Phó Hiệu trưởng PTGD, bồi dưỡng cho giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp, cùng quản lý việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các nhóm lớp.- Thực hiện và hoàn thiện toàn bộ hồ sơ về công tác tuyển sinh, phổ cập và hỗ trợ hiệu phó làm báo cáo thống kê.+ Đ/c: Nguyễn Thị Ngọc - Tổ phó tổ Nhà trẻ và 3-4 tuổi; Phụ trách khối Mẫu giáo 3-4 tuổi; Dạy lớp Mẫu giáo C4; Trưởng khu Tổ Rồng.- Phối hợp, hỗ trợ đ/c Thảo chỉ đạo giáo viên khối MG 3-4 tuổi xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch giáo dục từng lứa tuổi, Phối hợp tổ chức cho khối MG 3-4 tuổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ, QC chuyên môn của GV trong khối.- Hướng dẫn GV khối MG 3-4 tuổi xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên phế liệu, xây dựng góc mở cho trẻ hoạt động tại các lớp.- Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng tổ Nhà trẻ và MG 3-4 tuổi, Phó Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch hoạt động từng tuần, soạn bài, đuyệt kế hoạch năm học, hàng tháng, tuần của giáo viên các lớp khối MG 3-4 tuổi. Theo dõi đánh giá việc thực hiện chuyên môn của giáo viên và chất lượng học tập của trẻ từng giai đoạn của giáo viên khối MG 3-4 tuổi.- Phối hợp với đ/c Thảo và Phó Hiệu trưởng PTGD, bồi dưỡng cho giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp, cùng quản lý việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các nhóm lớp.- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý GVNV trong khu Tổ Rồng; Thực hiện phân công GVNV tham gia các hoạt động của khu như: Tổng vệ sinh, Tổ chức ngày hội ngày lễ, các chuyên đề tại khu… Tham gia ý kiến đánh giá thi đua cho GVNV trong khu Tổ Rồng.+ Đ/c: Nguyễn Thị Hồng Điểm – Giáo viên dạy lớp Nhà trẻ D1; Phụ CNTT, Hỗ trợ làm phổ cập giáo dục và CSDL ngành.Trực tiếp quản lý trang Website của trường, trực tiếp đăng tải bài và các nội dung đã được duyệt lên trang Website và trang mạng xã hội của nhà trường.Hỗ trợ đ/c Thảo làm PCGD và CSDL ngành (Khi có yêu cầu) 2.6. Tổ chuyên môn Mẫu giáo 4-5 tuổi và 5-6 tuổi:+ Đ/c Lê Thị Hoa - Tổ trưởng Tổ MG 4-5 tuổi và 5-6 tuổi - PT khối 5 tuổi.+Đ/c Ngô Thị Thuỳ Trang - Tổ phó tổ MG 4-5 tuổi và 5-6 tuổi – Phụ trách khối 4 tuổi.- Kết hợp với đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn giáo viên của tổ được giao phụ trách sinh hoạt chuyên môn, Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung các chuyên đề soạn bài và các hoạt động khác trong nhà trường.- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, dự giờ đánh giá việc thực hiện chuyên môn, Quy chế nuôi dạy trẻ của giáo viên, kiểm tra các loại HSSS của GV các lớp và báo cáo Hiệu trưởng tổng hợp để đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng, hàng kỳ và năm học.- Kết hợp với đồng chí phó hiệu trưởng công tác giáo dục hướng dẫn giáo viên sưu tầm nguyên phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp, XD các góc mở cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM cho trẻ tại các lớp. Xây dựng kế hoạch kiến tập các chuyên đề, bồi dưỡng cho GV đi thi giáo viên giỏi.+ Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ của GVNV toàn trường. Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng chuyên môn giáo dục, hướng dẫn các giáo viên xây dựng mục tiêu, kế hoạch giảng dạy. Xây dựng kế hoạch kiến tập, bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên trong Tổ sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường.+ Kết hợp với Phó Hiệu trưởng, kiểm tra sổ soạn bài của giáo viên của khối theo đúng quy định.+ Tham mưu với Phó Hiệu trưởng tổ chức chương trình các ngày hội, ngày lễ trong năm của nhà trường. Kết hợp đôn đốc giáo viên trong trường thực hiện quy chế dân chủ.2.7. Tổ nuôi dưỡng: - Đ/c Thái Thị Hợp - Tổ trưởng; Đ/c Đào Thúy Dung - Tổ phó.+ Tham mưu với BGH quản lý bếp ăn, xây dựng dây truyền làm việc của Tổ nuôi hợp lý. Bảo quản sổ sách nuôi dưỡng, phối hợp với kế toán thay đổi thực đơn theo mùa phù hợp với đặc điểm của nhà trường; Hướng dẫn nhân viên giao nhận thực phẩm đúng nguyên tắc, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của Tổ. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trường về chất lượng các khâu giao nhận, chế biến thực phẩm, chất lượng các món ăn của giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường, công tác VSATTP, VSMT nhà bếp. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ nuôi dưỡng theo từng tháng và năm học.+ Thực hiện bồi dưỡng nhân viên Tổ nuôi và bồi dưỡng thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi, kiểm tra VSATTP, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp, công tác phòng chống dịch bệnh, dịch Covid-19.+ Xây dựng và bảo quản trang thiết bị nhà bếp2.7. Tổ văn phòng:- Đ/c Hoàng Thanh Huyền – Kế toán: Thực hiện hồ sơ sổ sách, tài liệu về công tác thu - chi tài chính, cùng Thủ quỹ thực hiện thu-chi, quyết toán các khoản tiền do cha mẹ trẻ đóng góp hàng tháng; Thực hiện việc sắp xếp nội vụ, phục vụ các hội nghị, đón và tiếp khách, tính khẩu phần ăn hàng ngày.+ Kết hợp với BGH tuyên truyền, vận động các thành viên trong Tổ thực hiện Quy chế dân chủ trong trường và nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua của nhà trường.+ Có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch để phân công, đôn đốc các thành viên trong Tổ thực hiện tốt các công việc của tổ văn phòng kịp thời, đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao trong HĐ của nhà trường và bảo quản trang thiết bị văn phòng.- Đồng chí: Bùi Thị Hoàn: Y tế kiêm thủ quỹ: Phụ trách công tác y tế, công tác phòng chống dịch bệnh của trường, hàng ngày theo dõi trẻ nghỉ ốm, theo dõi kiểm tra công tác VSMT của giáo viên, nhân viên, công tác đảm bảo VSATTP tại nhà bếp. Hàng tháng, hàng kỳ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện cân đo, theo dõi và ghi biểu đồ SK cho trẻ toàn trường.+ Cùng kế toán thực hiện thu-chi, quyết toán các khoản tiền do cha mẹ trẻ đóng góp hàng tháng; - Đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc – Nhân viên hợp đồng – Phụ trách công tác văn thư lưu trữ; Thực hiện việc sắp xếp nội vụ, phục vụ các hội nghị, đón và tiếp khách.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường mầm non Thanh Thùy, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu CBGV-NV toàn trường thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của nhà trường và chủ động xây dựng Kế hoạch của lớp mình, Ban giám hiệu sẽ kiểm tra, đánh giá xếp loại thi đua các cá nhân theo những chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ năm học.
Nhà trường rất mong được nhận sự quan tâm và đóng góp ý kiến của lãnh đạo PGD&ĐT để nhà trường thực hiện tốt Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 đã đề ra./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT T.Oai (để b/c); - Trường MNTT(để t/h); - Lưu VP./. | |
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
LỊCH TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔNNăm học: 2022 – 2023 Thời gian | Nội dung |
Tháng 8/2022 | - Khảo sát CSVC các khu lớp, kiểm kê tài sản các lớp, tu sửa bổ sung trang thiết bị phục vụ cho năm học. - Tham mưu chuẩn bị tốt CSVC cho nhà trường để chuẩn bị cho năm học mới. - Cử cán bộ QL và GV cốt cán tham dự chuyên đề hè do Sở GD&ĐT, PGD tổ chức. - XD kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV tại trường. - Chỉ đạo GV làm tốt công tác tuyên truyền để huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp. - Chỉ đạo GV làm đồ dùng đồ chơi tại nhà để chuẩn bị cho việc trang trí lớp. - Già soát chuẩn bị đầy đủ các vật tư y tế theo yêu cầu, đồ dùng, nước sát khuẩn, nước tẩy VS thông thường, xà phòng, khẩu trang... - Chỉ đạo tổ chức đánh CB,CC,VC cuối tháng. - Xây dưng kế hoạch thu chi trình và báo cáo UBND xã, PGD&ĐT Thanh Oai. - Hoàn thiện hồ sơ về công tác PCGD - nhập dữ liệu vào phần mềm. - Thỏa thuận ký hợp đồng thực phẩm với các nhà cung ứng. - Thực hiện phân công trách nhiệm đối với từng CBGV-NV phụ trách. |
THÁNG 9/2022 | - Chỉ đạo CBGVNV tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 - Triển khai thực hiện học tập nhiệm vụ năm học mới, Quy chế chuyên môn, Quy chế nuôi dạy trẻ cấp học MN của sở GD&ĐT Hà nội, công tác phòng chống dịch Covid-19 tới toàn thể CB,GV,NV trong trường. - Chỉ đạo GV phối hợp với PH tổ chức “Vui tết trung thu” cho các cháu tại 2 khu và tại các nhóm lớp. - XD kế hoạch nhiệm vụ năm học, lịch trình hoạt động chuyên môn, duyệt kế nhiệm vụ năm học với PGD&ĐT, duyệt kế hoạch tháng 9 với GV các lớp. - Tổ chức họp BĐD cha mẹ trẻ các lớp, chỉ đạo các lớp tổ chức họp PH đại trà. - Thực hiện quy trình bổ nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó các tổ CM, ra QĐ thành lập các Tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cho CBGV,NV. - Chỉ đạo GV các khối XD kế hoạch giáo dục, mục tiêu và xây dựng ngân hàng nội dung GD cho cả năm. - Tổ chức cho GV,NV đi tiếp thu chuyên đề BD PPGD tiên tiến do PGD tổ chức tại trường mâm non Dân Hoà. - Cử CBGVNV tham gia kiến tập QL nuôi dưỡng – vệ sinh ATTP cấp TP tại MN Tâm Hội B – Huyện Đan Phượng theo chỉ đạo của PGD. - Làm báo cáo thống kê đầu năm gửi về phòng giáo dục. - Chỉ đạo GV các lớp điểm Xây dựng các chuyên đề trong năm. - Kiểm tra công tác tổng VSMT, khử khuẩn, việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, xây dựng môi trường học tập các nhóm lớp. - Hướng dẫn GV,NV thực hiện hệ thống sổ sách của GV, viết và áp dụng SKKN. - Chỉ đạo khu Trung Tâm XD mô hình phòng chống SDD cho trẻ và 100% các lớp XD góc cây xanh tại các lớp, các khu xây dựng, vườn rau và vườn cây của bé. - Thành lập Ban chất lượng, họp Ban chất lượng để xây dựng Quy chế hoạt động. - Chỉ đạo GV bắt đầu thực hiện chương trình GD từ 12/9/2022 - Chỉ đạo GV phối hợp với PH cân đo trẻ tại nhà và ghi biểu đồ SK cho trẻ lần 1 (ngày 15/9/2022). - Tổ chức cho GV từng khối sinh hoạt CM. - Xây dựng QCDC và Quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường. - Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19, phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường, kiểm tra việc thực hiện VSMT, VSATTP nhà bếp và các nhóm lớp. - Mua sắm đầy đủ trang thiết bị ĐDĐC, học liệu cho GV và trẻ. + Tổ chức cho CBQL và GV đi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức và cử đi: - Dự kiến tập chuyên đề quản lý nuôi dưỡng – Vệ sinh ATTP cấp huyện tại trường MN Tam Hưng B. - Dự kiến tập chuyên đề giáo dục thể chất. hoạt động ngoài trời tại trường MN Hoa Anh Đào Nhỏ (theo PGD chỉ đạo nếu có) - Dự tiếp thu chuyên đề bồi dưỡng tổ chức nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn do PGD tổ chức và tổ chức triển khai tại trường. - Dự Kiến tập ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiên tại trường MN Dân Hòa - Dự kiến tập chuyên đề quản lý nuôi dưỡng và sinh ATTP cấp Thành phố tại trường MN Tân Hội B huyện Đan Phương. (theo PGD chỉ đạo nếu có) - Tổ chức hội nghị viên chức toàn trường (Dự kiến vào ngày …./…/2023). - Chỉ đạo tổ chức đánh CB,CC,VC cuối tháng. - Rà soát, điều tra và cập nhật số liệu phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. - Làm thống kê báo cáo đầu năm học. - Duyệt kế hoạch giáo dục tháng 10 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 10/2022 | + Tổ chức cho CBQL và GV đi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức (Nếu có) như: - Dự kiến tập quản lý nuôi dưỡng – Vệ sinh ATTP cấp Thành phố tại trường MN Thanh Xuân Trung quận Thanh Xuân. - Dự Kiến tập phát triển chương trình giáo dục nhà trường và ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiên trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường Mầm non 20/20 quận Hoàn Kiếm; Kiến tập phòng chống tai nạn thương tích tại trường MN Tương Mai quận Hoàng Mai. - Dự tập huấn công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong các cơ sở GDMN do So GDDT to chức.. + Chỉ đạo các lớp điểm về xây dụng cáo chuyển để trong năm học: - Chỉ đạo GV “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” tại lớp A6. - Kiểm tra môi trường hoạt động tại các nhóm lớp. - Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, VSMT, VSATTP nhà bếp, VS cá nhân trẻ tại các nhóm lớp. - Kiểm tra việc thực hiện Quy chế CM nghiệp vụ và công tác phòng tránh dịch bệnh, công tác phòng chống tai nạn thương tích tại các nhóm lớp, kiểm tra công tác nuôi dưỡng tại các bếp ăn. - Thành lập Hội đồng khoa học của trường. - Tố chức họp HĐ sư phạm nhà trường để đăng ký các danh hiệu thi đua các cấp. - Chỉ đạo các tổ CM sinh hoạt CM. - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. - Hướng dẫn GV làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp theo chủ đề và tạo môi trường hoạt động mở cho trẻ hoạt động. - Kết hợp với trạm y tế xã khám SK định kỳ cho các cháu. - Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ VN 20/10. - Kiểm tra toàn diện 2 GV, kiểm tra đột xuất 100 % GV - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CB,CC,VC cuối tháng. - Tiếp thu và triển khai Hướng dẫn tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, cấp huyện năm học 2022- 2023. - Tham dự kiến tập chuyên đề "Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm tại trường MN Tam Hưng A (Điểm trường khu Hưng giáo); MN Kim An (điểm trưởng trung tâm) . - Tham dự Hội thảo (hoặc kiến tập) chia sẻ về ứng dụng PPGD tiên tiến trong tổ chức. hoạt động giáo dục trẻ trong trường Mầm non do PGD tổ chức. - Tiếp thu chuyên đề bồi dưỡng “Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật cho CBQL, GV ” các trường MN do PGD tổ chức và triển khai bồi dưỡng cho 100% CBGVNV trong trường. - Làm thống kê, báo cáo số liệu GDMN; Cập nhật số liệu phổ cập GDNN cho trẻ em 5 tuổi năm 2022. - Duyệt kế hoạch giáo dục tháng 11 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 11/2022 | - Phát động thi dua dạy tốt, học tốt và làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo lấy thành tích kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11. - Xây dựng chuyên đề GDLLATGT với Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” do PGD&ĐT tổ chức. Tổ chức cho CBQL và GV đi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. - Kiểm tra HSSS của GV - NV toàn trường lần 1. - Chỉ đạo tổ chức đánh CB,CC,VC cuối tháng. - Kiểm tra công tác VSMT, việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh các nhóm lớp, việc thực hiện Quy chế chuyên môn của GV - NV. - Tổ chức thao giảng GV toàn trường và thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên phế liệu, thi XDMT học tập lấy trẻ làm trung tâm. - GV tập văn nghệ cho trẻ để biểu diễn 20/11. - Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11. - Kiểm tra toàn diện 2 GV, kiểm tra đột xuất 100 % GV. - Tổ chức cho GV từng khối sinh hoạt CM. - Kiểm tra VSMT, VSATTP tại bếp ăn, VSCN trẻ các nhóm lớp. - Tham dự kiến tập chuyên để do PGD tổ chức như: + Phát triển Chương trình giáo dục nhà trường và đổi mới lĩnh vực Giáo dục thể chất lại trường Mầm non Thanh Cao, MN Hồng Dương, MN Cự Khê. + Giáo dục An toàn giao thông “Tôi yêu Việt Nam" tại trường MN Cao Viên, MN Kim Thư. - Tổ chức thi GVG,NVG cấp trường. Bồi dưỡng cho GV tham gia thi cấp Huyện. - Làm thống kê, báo cáo số liệu GDMN; Hoàn thiện hồ sơ phổ cập GDNN cho trẻ em 5 tuổi năm 2022. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CB,CC,VC cuối tháng. - Duyệt kế hoạch tháng 12 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 12/2022 | - Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn các nhóm lớp. Hoàn thành chỉ tiêu kiểm định chất lượng - Chỉ đạo GV cân lên biểu đồ sức khoẻ cho trẻ lần 2. - Tổ chức cho GV đi dự chuyên đề do PGD&ĐT tổ chức, tiếp tục XD chuyên đề về chương trình GDMN cho GV toàn trường về kiến tập tại khu trung tâm. - Tổ chức cho trẻ khối 4 và 5 tuổi đi thăm và viếng nghĩa trang liệt sỹ của xã. - Kiểm tra MT học tập của trẻ tại các nhóm lớp. - Tổ chức kiến tập CĐ ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong tổ chức các HĐGD. - Kiểm tra công tác VSMT, việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. - Kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế CM của GV-NV, kiểm tra VSMT các nhóm lớp, VSATTP tại bếp nhà bếp. - Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học an toàn học sinh tích cực” của giáo viên các nhóm lớp. - Kiểm tra toàn diện 2 GV; Kiểm tra đột xuất GV - NV. - Tổ chức Hội thi “Chúng cháu vui khỏe” cấp trường. - Tổ chức cho GV các khối SH chuyên môn. Chấm điểm môi trường học tập tại các nhóm lớp. - Tập hợp số liệu báo cáo thống kê học kỳ I. - Kiểm tra đột xuất về công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại các lớp và nhà bếp. - Chỉ đạo thực hiện đưa bữa ăn tự chọn cho trẻ vào bữa chiều thứ 6 tuần IV. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CB,VC - LĐ cuối tháng. - Duyệt kế hoạch tháng 1 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 1/2023 | - Làm báo cáo sơ kết học kỳ I. - Kiểm tra việc thực hiện QCDC, quy chế chuyên môn đột xuất. - Kiểm tra công tác VSMT, VSDD&ATTP, việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống tai nạn thương tích của GV - NV toàn trường. - Kiểm tra MT học tập của các nhóm lớp. - Kiểm tra toàn diện 2 GV - Kiểm tra đột xuất 100 % GV,NV. - Tổ chức thi sáng tác thơ ca, hò vè, TC, bài hát...phục vụ cho các HĐ năm học. - Kiểm tra công tác quản lý hồ sơ sổ sách của giáo viên toàn trường. - Tổ chức cho GV các khối lớp SH chuyên môn. - Bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên tham dự hội thi giáo viên giỏi, NV nuôi dưỡng giỏi cấp huyện. - Kiểm tra HSSS của GV - NV toàn trường lần 2. - Chỉ đạo tổ chức đánh CB,CC,VC cuối tháng. - Duyệt KH tháng 2 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 2/2023 | - Tổ chức sơ kết học kỳ I - Lên kế hoạch nghỉ tết Âm lịch, chuẩn bị quà tết cho CBGV,NV. - Kiểm tra nề nếp của trẻ sau khi nghỉ tết âm lịch. - Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích trong nhà trường, VSMT, VSATTP tại nhà bếp và VSCN các khu lớp. - Tổ chức cho GV các khối SH chuyên môn. - Kiểm tra toàn diện 1 GV - Kiểm tra đột xuất việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ, môi trường học tập của các nhóm lớp. - Tổ chức cho trẻ khối 3,4,5 tuổi đi tham quan dã ngoại, đi tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. - Tham gia Hội thi GVG phục vụ công tác thi đua cấp Huyện. - Kiểm tra việc thực hiện Quy chế chuyên môn của GVNV - Chỉ đạo GV cân lên BĐSK cho trẻ lần 3. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CBVC-LĐ cuối tháng. - Tổ chức thi “Tiếng hát dân ca và các trò chơi dân gian”. - Duyệt kế hoạch tháng 3 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 3/2023 | - Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt lấy thành tích kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. - Tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các chủ đề. - Tổ chức XD chuyên đề cho GV các khối kiến tập. Kiểm tra, đánh giá chất lượng CS,ND và GD trẻ của GV các lớp. Kiểm tra việc thực hiện VSMT, VSATTP, VSCN trẻ của GV, NV toàn trường. - Kiểm kê tài sản, kiểm tra hồ sơ sổ sách của các nhóm lớp lần 3. - Kiểm tra toàn diện 02 GV, kiểm tra đột xuất 100 % GV - NV. - Tổ chức cho GV các khối SH chuyên môn. - Kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế dân chủ, Quy chế CM của GV - NV. - Phát động thi đua XD môi trường xanh, sạch, đẹp tại các nhóm lớp. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CBCC,VC cuối tháng. - Tổ chức thi “Bé khéo tay” cấp trường. - Duyệt kế hoạch tháng 4 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 4/2023 | - Chỉ đạo GV cân đo lên BĐSK cho trẻ lần 4. - Kiểm tra SK định kỳ cho trẻ lần 2; Chỉ đạo GV toàn trường đánh giá trẻ cuối năm. Tổ chức cho GV các khối sinh hoạt CM. - Kiểm tra đột xuất 100 % GV - NV, kiểm tra toàn diện 1 GV. - Hoàn thiện các loại HSSS, tập hợp số liệu BC thống kê cuối năm. - Kiểm tra đột xuất việc thực hiện Quy chế CM, Quy chế dân chủ của GV - NV. - Kiểm tra HSSS về công tác tài chính của GV, kế toán và thủ quỹ. - Kiểm tra việc thực hiện VSMT, VSATTP, VSCN trẻ của GV, NV toàn trường. - Kiểm tra công tác VSMT, phòng chống dịch bệnh các nhóm lớp. - Tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN. - Hướng dẫn GV - NV viết SKKN; Tổ chức thu và chấm SKKN; Tập hợp SKKN xếp loại A gửi về PGD. - Hoàn thiện các loại hồ sơ về công tác phổ cập giáo dục đề nghị công nhận phổ cập. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CBVC-LĐ cuối tháng. - Duyệt Kế hoạch tháng 5 với GV các nhóm lớp. |
THÁNG 5/2023 | - Kiểm tra đột xuất QC nuôi dạy trẻ, Quy chế chuyên môn GV-NV. - Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy của GV. - Kiểm tra HSSS của GV - NV toàn trường lần 3. - Hoàn thiện các loại HSSS về công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. - Tổng hợp KQ thực hiện công tác QL nuôi dưỡng trong toàn trường. - Kiểm tra việc thực hiện VSMT, VSATTP, vệ sinh cá nhân trẻ của GV, NV toàn trường. Kiểm tra công tác VSMT, phòng chống dịch bệnh các nhóm lớp. - Tổ chức đánh giá chuẩn GVMN, chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức cuối năm. - Tổ chức bình xét thi đua cuối năm cho CBGV,NV toàn trường. Tổng hợp KQ thi đua GV,NV toàn trường. - Kiểm tra chất lượng trẻ 5 tuổi. - Viết BC tổng kết năm học 2021-2022, báo cáo thống kê gửi về PGD. - Xây dựng kế hoạch hoạt động hè 2022, xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2022 - 2023. - Chỉ đạo GV các lớp họp cha mẹ trẻ cuối năm. - Chỉ đạo tổ chức đánh giá CBVC-LĐ cuối tháng. - Tổng kết năm học 2021 - 2022. Tổ chức lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi. - Duyệt kế hoạch tháng 6 với GV các nhóm lớp. - Bàn giao trẻ 5 tuổi cho trường Tiểu học. |
THÁNG 6/2023 | - Tổ chức vui têt thiếu nhi 1/6 cho các cháu toàn trường. - Tổ chức hoạt động hè 2022 (Nếu có). Chỉ đạo GV XD kế hoạch dạy hè 2022. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hè 2023 cho GVNV toàn trường. - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch bệnh các nhóm lớp. - Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh dinh dưỡng và ATTP, kiểm tra VSMT các nhóm lớp. - Hướng dẫn CBGV-NV viết báo cáo thi đua của trường, cá nhân năm học 2021 - 2022. - Duyệt thi đua với PGD. - Kiểm tra công tác dạy hè của GV các nhóm lớp. |
THÁNG 7+8/2023 | - Kiểm tra hoạt động hè của GV. - Dự kiến danh sách Hội đồng tuyển sinh đề nghị PGD ra QĐ thành lập HĐTS năm học 2022 - 2023. - Chỉ đạo công tác tuyển sinh năm học 2022 - 2023. - Hướng dẫn GV sưu tầm nguyên phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp chuẩn bị cho năm học mới. - Tổ chức cho CB - GV cốt cán đi tiếp thu chuyên đề hè PGD. - Tổ chức BD chuyên đề hè, BD chính trị cho CBGV-NV toàn trường. - Tham mưu, chuẩn bị tôt CSVC cho năm học mới. Kiểm tra việc thực hiện VSCN, VSMT và công tác phòng tránh các bệnh truyền nhiễm của GV - NV toàn trường. |
File đính kèm
Các văn bản cùng thể loại "Kế hoạch"
Số kí hiệu
Ngày ban hành
Trích yếu