Bài tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu.

Thứ năm - 13/04/2023 09:51
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bệnh nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong. Trường mầm non Thanh Thuỳ gửi đến CBGV,NV và các bậc phụ huynh cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu.
Bài tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu còn được gọi là bỏng dạ. Là một bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra.
Thời gian ủ bệnh: từ 10 – 21 ngày.
Triệu chứng: cơ thể sốt nhẹ, người mệt mỏi, đâu cơ, đau đầu, đau họng.
Sau đó cơ thể xuất hiện những nốt phỏng. Ban đâu là các nốt nhỏ màu hồng nổi gồ trên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước bên trong( mụn nước, bóng nước). Nốt phỏng có thể mọc khắp toàn thân hay mọc dải rác trên cơ thể. Thường hay mọc nhiều ở trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc.
Đường lây: Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp( không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những tia nước bọt bắn ra khi người bị thủy đậu ho, hắt hơi, sổ mũi. Mọi người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Đặc biệt khi cùng sống trong một môi trường có người bị thủy đậu. Bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ của người bệnh khi không cẩn thận khi tiếp xúc, người có hệ thống miễn dịch kém dễ mắc bệnh thủy đậu.
Biến chứng: Người bị thủy đậu có các nốt phỏng thường rất ngứa nếu người bệnh không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng tại các nốt đậu. Khi được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến trứng khác nhưng ít gặp hơn cụ thể là: viêm phổi, viêm não, suy giảm thị giác, viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng…
Phòng bệnh: Để tránh bị lây nhiễm virus này cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị bệnh, đặc biệt trong môi trường trường học virus này có thể nhanh chóng lây lan. Do đó học sinh nào mắc bệnh thủy đậu thì phải nghỉ học hoàn toàn cho đến khi khỏi bệnh thường là 5 ngày.
Mặc dù là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, xong bệnh thủy đậu lại có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin tất cả trẻ em trên 12 tháng tuổi người lớn chưa từng bị thủy đậu cũng như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng bị thủy đậu chưa được tiêm phòng lúc nhỏ đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vắc xin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch là 15 năm.
Những người đã bị thủy đậu thì không cần tiêm vắc xin vì đã có kháng thể có tác dụng bảo vệ suốt đời. Khi cần tiếp xúc với người bị thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Riêng phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.
Khi trong gia đình có người bị bệnh thủy đậu nhằm tránh lây lan cho các thành viên trong gia đình người bệnh cần được chăm sóc và cách ly như sau:
- Nằm trong phòng riêng thoáng khí có ánh sáng mặt trời. Cách ly từ lúc bắt đầu phát bệnh cho đến khi các nốt phỏng nước khô vẩy hoàn toàn.
- Sử dụng riêng các vật dụng sinh hoạt cá nhân: khăn mặt, cốc chén, thìa đũa bát… vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm
- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng
- Nên cắt móng tay và giữ móng tay sạch
- Tránh gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước
- Đùn dung dịch xanh methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.
- Trong trường hợp sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt dạ bị nhiễm trùng( nốt dạ có mủ, tấy đỏ da xung quanh)
Trên đây tôi đã giới thiệu cho các cô giáo và các bậc phụ huynh hiểu thêm về bệnh thủy đậu và phòng tránh đúng cách. Tôi mong rằng trong trường ta không có trường hợp nào mắc bệnh thủy đậu .
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây